Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dự báo quan hệ Mỹ-Triều Tiên trong năm 2020

07:00 | 21/01/2020

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Năm 2019 kết thúc trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Triều Tiên trở lại mốc như trước khi hai nước tiến hành đàm phán. Điều này báo hiệu sẽ khó có phép mầu trong năm 2020.
du bao quan he my trieu tien trong nam 2020
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump ở khu vực phi quân sự Liên Triều ngày 30/6/2019

Giáng Sinh năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không nhận được “quà” là một thử nghiệm bom hạt nhân hoặc tên lửa liên lục địa (ICBM) như Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo hồi đầu tháng 12/2019 nếu Washington không đưa ra những nhân nhượng trong các cuộc đàm phán đang bị bế tắc. Nhưng lãnh đạo Triều Tiên khẳng định Bình Nhưỡng sẽ không thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa, mà thay vào đó là chuẩn bị một loại vũ khí chiến lược mới. Điều này cho thấy Triều Tiên đã vượt xa những biểu hiện trước kia. Nếu trước giờ Bình Nhưỡng vẫn chỉ dừng lại ở những vụ thử hạt nhân thì nay họ đã tiến thêm một bước, đó là mang những vũ khí hạt nhân đó gắn lên các loại vũ khí chiến lược có thể đạt tới lãnh thổ Mỹ. Điều này có sức răn đe hơn hẳn so với trước đây.

Quyết tâm của Triều Tiên thể hiện sự thất vọng sau hai năm nỗ lực đàm phán với Mỹ? Phía Washington muốn Bình Nhưỡng phải tiến hành phi hạt nhân trước khi bắt đầu mọi cuộc đàm phán. Trong khi vũ khí hạt nhân lại là yếu tố bảo đảm sự tồn vong của Triều Tiên nên nước này sẽ không bao giờ từ bỏ chừng nào chưa ký được thỏa thuận hòa bình với Mỹ, trên giấy tờ hai bên vẫn trong tình trạng chiến tranh từ 7 thập niên qua. Theo nhà nghiên cứu Féron, được báo Libération trích dẫn, vấn đề ở chỗ “Mỹ chưa quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Triều Tiên”. Vì vậy, Bình Nhưỡng nối lại chính sách răn đe quân sự, từng được duy trì để gây sức ép với chính quyền Tổng thống Barack Obama. Hiện tại, Triều Tiên chịu lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, cũng như từ Mỹ, Liên minh châu Âu và Canada, không chỉ dừng ở lĩnh vực quân sự mà kể từ năm 2017 gần như mở rộng sang toàn bộ lĩnh vực thương mại và mọi giao dịch tài chính với Triều Tiên. Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia Féron, “Bình Nhưỡng luôn cho rằng thà chịu nghèo khổ hơn là phải đặt an ninh quốc gia đến rủi ro cao độ. Trong thập niên 1990, Triều Tiên đã cầm cự được”, nên chuyên gia Pháp không nghĩ là Bình Nhưỡng có thể nhân nhượng vào lúc này.

Cheong Seong Chang, nhà nghiên cứu thuộc Viện Sejong, ở Seoul, có chung nhận định là “ông Kim Jong Un không vội đàm phán. Bất chấp các lệnh cấm vận, nền kinh tế vẫn cầm cự tốt, đặc biệt là nhờ Bắc Kinh nương nhẹ các biện pháp trừng phạt được Trung Quốc áp dụng từ năm 2017, thông qua việc trao đổi thương mại với Trung Quốc được nối lại ở Đan Đông. Ngoài ra, còn phải kể đến số lượng du khách Trung Quốc”.

Trong diễn văn mừng năm mới 2020, Chủ tịch Kim Jong Un cho rằng tâm lý chống lại Hoa Kỳ do “nỗi đau xuất phát từ những chính sách thù nghịch của Mỹ đã nuôi dưỡng nỗi phẫn uất của dân tộc Triều Tiên”. Theo Le Figaro, nhờ khai thác tâm lý dân tộc chủ nghĩa của 25 triệu người dân Triều Tiên và có hai hậu phương vững chắc là Bắc Kinh và Moscow, Bình Nhưỡng bắt đầu năm 2020 trên thế mạnh và dọa làm hỏng chiến dịch tranh cử Tổng thống Donald Trump. Ông Lee Min Young, nhà phân tích của NK News, dự đoán trong năm 2020, Chủ tịch Kim Jong Un sẽ đẩy nút nhấn xa nhất có thể để xem ông Trump có thể chịu đựng được đến đâu.

Theo giới phân tích, Chủ tịch Kim Jong Un đang có những tính toán trước bối cảnh chính trị còn nhiều biến động tại Mỹ và quốc tế. Triều Tiên không muốn mạo hiểm đạt được một thỏa thuận có khả năng bị thay đổi nếu ông Donald Trump không tái đắc cử. Với những bước đi thận trọng, Bình Nhưỡng cũng có thể tránh phải chịu thêm những tổn thương kinh tế.

Trên bình diện quốc tế, hồi đầu tháng 1/2020, Mỹ đã tấn công tên lửa tiêu diệt chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) - Tướng Qassem Soleimani. Chỉ vài ngày sau đó, Iran đã đáp trả bằng cách tuyên bố tất cả quân nhân Mỹ đều là "khủng bố", đồng thời tiến hành không kích các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước láng giềng Iraq. Yang Moo Jin, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul cho rằng ông Kim Jong Un "đang chịu những sức ép về tâm lý" sau khi Mỹ tấn công tên lửa sân bay Baghdad.

Học giả Nga chuyên nghiên cứu về Triều Tiên Andrei Lankov thì cho rằng cái chết của Tướng Soleimani cho thấy Tổng thống Trump sẵn sàng thực hiện các biện pháp liều lĩnh hơn với các nhà chiến lược của Triều Tiên. "Rõ ràng Triều Tiên đã lưu ý và thậm chí, có thể xem đây là một dấu hiệu cảnh báo. Cái chết của Tướng Soleimani nhắc nhở họ rằng những hành động liều lĩnh vượt quá giới hạn của Bình Nhưỡng có thể khiến một chiếc máy bay không người lái của Washington lẳng lặng tiếp cận một vài mục tiêu trong quốc gia này".

Mặc dù Triều Tiên có vẻ im lặng về căng thẳng Mỹ - Iran song giới tinh hoa của nước này đang theo dõi cẩn thận từng diễn biến mới ở Trung Đông và rút ra những bài học cho riêng mình. Một bài học mà họ đang lưu tâm tới chính là tính tạm thời của một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ. Năm 2015, Iran ký một thỏa thuận với Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh và Đức với các điều khoản hạn chế khả năng làm giàu uranium của Iran và cho phép các thanh sát viên bên ngoài kiểm tra các cơ sở hạt nhân của nước này. Đổi lại, Tehran sẽ được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Mặc dù Iran vẫn tuân thủ các điều khoản song Mỹ đã chính thức rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018 khi Tổng thống Trump nói rằng đây là một thỏa thuận với nhiều bất lợi cho Mỹ. Kể từ đó tới nay, Washington và Tehran ngày càng lún sâu vào căng thẳng khi Mỹ áp các lệnh trừng phạt nặng nề lên Iran và mới đây nhất là giết chết chỉ huy cấp cao của nước Cộng hòa Hồi giáo này. Iran cũng không bỏ qua khi trả đũa bằng loạt không kích vào 2 căn cứ quân sự của Mỹ và tuyên bố sẽ không tuân thủ bất kỳ giới hạn nào được thiết lập trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 về số lượng các máy ly tâm làm giàu uranium. Bài học của Iran chắc chắn sẽ khiến Triều Tiên ít nhiều cảnh giác trong quá trình tiến tới một thỏa thuận phi hạt nhân với Mỹ.

Cuộc tấn công này sẽ chỉ khiến Bình Nhưỡng tin vào sự phòng vệ hạt nhân - điều mà Iran thiếu, là thực sự cần thiết cho sự sống còn của ông Kim Jong Un. Ông Kim và các quan chức cấp cao Triều Tiên, về lý thuyết mà nói, có thể trở thành mục tiêu bị nhắm tới trong tương lai, ông Miha Hribernik, chuyên gia phân tích về khủng hoảng châu Á tại Verisk Maplecroft nhận định. Những diễn biến trong căng thẳng giữa Mỹ và Iran cũng khiến khả năng về một cuộc tấn công của Washington với Bình Nhưỡng không còn là viễn cảnh xa xôi nữa nếu mối quan hệ giữa ông Trump và ông Kim sụp đổ.

Có thể với Mỹ, Triều Tiên không phải là một mối đe dọa đáng lo ngại như Iran song sau những diễn biến mới đây ở Trung Đông, tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên sẽ trở nên thách thức và khó khăn hơn nhiều với sự khó đoán định từ phía Mỹ và sự thận trọng cao độ từ phía Triều Tiên.

Ngày 11/1/2020, Triều Tiên xác nhận đã nhận được lời chúc mừng sinh nhật ông Kim Jong-Un từ ông Donald Trump. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng lưu ý, mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo không đủ để đưa đàm phán trở lại.

du bao quan he my trieu tien trong nam 2020Hai "cuộc sống khác" bên trong khu phi quân sự bán đảo Triều Tiên
du bao quan he my trieu tien trong nam 2020Triều Tiên sắp có vũ khí chiến lược mới

H.Phan

AFP