Dự án ống dẫn khí đốt dưới biển nối Iran-Ấn Độ
Sơ đồ Dự án ống dẫn khí đốt dưới biển nối Iran-Ấn Độ |
Ông Ali-Reza Kameli, Giám đốc Công ty xuất khẩu khí đốt Iran (NIGEC), vừa cho biết Iran có thể xuất khẩu khí đốt sang Ấn Độ bằng đường ống ngầm dưới biển. Hệ thống đường ống này do Ấn Độ hợp tác với một số quốc gia châu Âu xây dựng.
Cách đây một thập niên, Iran từng có kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu khí có tên gọi “Đường ống hòa bình” qua Pakistan tới Ấn Độ. Tuy nhiên, do những bất đồng về chính trị giữa New Delhi và Islamabad nên dự án lớn này đã phải gác lại.
Nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí tự nhiên của quốc gia láng giềng Pakistan mà mối quan hệ vẫn ở mức “cơm không lành, canh không ngọt”, Ấn Độ đã lên kế hoạch xây dựng đường ống ngầm dưới biển để nhập khí đốt từ Iran. Nếu dự án này được triển khai thành công thì đây sẽ là đường ống dẫn khí ngầm dưới biển lớn nhất thế giới.
Ông Kameli cho biết một tập đoàn Ấn Độ đã cam kết tài trợ cho dự án khổng lồ này. Theo thiết kế, đường ống có chiều dài khoảng 1.400 km và được đặt ngầm dưới biển, có nơi đạt độ sâu 3.500 mét.
Dự án đường ống dẫn khí đốt trị giá hơn 4,5 tỷ USD này sẽ bơm khí đốt tự nhiên từ miền Nam Iran qua biển Oman và Ấn Độ Dương đến khu vực miền Tây Ấn Độ.
Theo thiết kế, ở giai đoạn đầu, đường ống này có công suất vận chuyển khoảng 32 triệu m3mét khối khí đốt mỗi ngày.
Dự kiến, nếu thỏa thuận mua bán khí đốt giữa Iran và Ấn Độ được phê duyệt và ký kết, hệ thống đường ống này sẽ được xây dựng chỉ trong thời gian hai năm.
Hiện Công ty liên doanh khí đốt Nam Á (SAGE), có trụ sở tại New Delhi, cũng đang đàm phán với phía để góp sức xây dựng dự án này.
Thiện Tâm
RIA
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường