Đông Nam Á hồi sinh các dự án điện hạt nhân
Khu vực này hiện phải nhập khẩu đến 40% năng lượng, và chủ yếu phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ Trung Đông và nguồn than từ Úc. Về cơ cấu năng lượng sử dụng, 80% dựa vào nhiên liệu hóa thạch, phần còn lại là năng lượng tái tạo, cụ thể là thủy điện. Trong những điều kiện đó, hạt nhân trở nên hấp dẫn.
Ở Việt Nam, cuối tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tuyên bố trước Quốc hội rằng phát triển năng lượng hạt nhân là "xu hướng tất yếu".
Năm 2016, một dự án xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân của Tập đoàn Rosatom của Nga và Tập đoàn Điện Nguyên Tử Nhật Bản tại tỉnh Ninh Thuận đã bị bỏ dở do thiếu ngân sách, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhắc lại rằng dự án đã bắt đầu được thực hiện, hiện chỉ bị "đình chỉ" chứ không phải "hủy bỏ", hàm ý rằng các cơ quan chức năng có thể khởi động lại dự án này.
Theo ông Diên: "Chúng ta không thể phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện, trong khi tiềm năng thủy điện của đất nước đã bị khai thác hết". Ông cho biết thêm rằng Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, nên cần một nguồn năng lượng "ổn định".
Đối với Philip Andrews-Speed, nhà nghiên cứu chính tại Viện Nghiên Cứu Năng Lượng thuộc Đại Học Quốc Gia Singapore, Việt Nam có thể được xem là quốc gia đầu tiên trong khu vực có được nhà máy điện hạt nhân.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 2020 đã khuyến nghị dùng năng lượng hạt nhân "như một nguồn năng lượng sạch", để giúp khu vực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình. Theo ước tính của Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế, nhu cầu đã tăng 80% kể từ năm 2000 và sẽ tăng thêm 60% vào năm 2040.
Tại Philippines, tân Tổng thống Ferdinand Marcos Junior, đắc cử ngày 9/5/2022, đang có kế hoạch mở cửa trở lại nhà máy điện hạt nhân Bataan, nằm cách thủ đô Manila 80 km về phía Tây, hoàn thành vào năm 1984, nhưng chưa bao giờ được đưa vào hoạt động. Còn tại Indonesia, một dự luật mới đã được đưa ra vào đầu tháng 6 để có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào năm 2045.
Theo Philip Andrews-Speed, các công nghệ mới, các biện pháp an toàn được cải thiện cho các nhà máy điện hạt nhân và cuộc chiến ở Ukraine, đã dẫn đến bùng nổ chi phí năng lượng (khí đốt, dầu mỏ), đã đưa năng lượng hạt nhân trở lại vị trí hàng đầu.
Nga mất hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Phần Lan |
Thế hệ lò phản ứng hạt nhân mới có thực sự là nguồn năng lượng xanh |
IEA hỗ trợ Uganda xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Đông Phi |
Nh.Thạch
AFP
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines