Động lực khiến Thổ Nhĩ Kỳ muốn sở hữu tên lửa S-500 Nga
Hình ảnh minh họa xe phóng đạn của tổ hợp S-500. Ảnh: TASS. |
"Hoàn toàn không có nghi ngờ gì về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Hai bên cũng sẽ hợp tác sản xuất tổ hợp S-500", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu hôm 18/5.
Tuyên bố này được đưa ra không lâu sau khi Moskva đề xuất bán chiến đấu cơ tàng hình Su-57 cho Ankara nếu Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dự án siêu tiêm kích F-35. Giới chuyên gia cho rằng Ankara có nhiều lý do để theo đuổi dự án hợp tác phát triển tên lửa S-500, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ leo thang do hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD mua hệ thống phòng không S-400 Nga.
Hệ thống S-500 được Nga phát triển từ năm 2009, dự kiến biên chế vào năm 2020. Quân đội Nga cho biết một tổ hợp S-500 đã hạ mục tiêu từ khoảng cách gần 500 km trong đợt thử nghiệm năm 2018. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm bánh lốp, mang lại khả năng cơ động và sống sót cao hơn nhiều so với những lá chắn tên lửa đạn đạo cố định như A-135.
Việc sở hữu S-500 có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng đáng kể năng lực phòng không, vốn phải dựa vào những hệ thống tầm ngắn quá lạc hậu từ thời Chiến tranh Lạnh như MIM-23 Hawk và Rapier. Moskva khẳng định S-500 sẽ không thay thế các tổ hợp S-400, mà là phương án hỗ trợ và tăng cường năng lực phòng thủ trước tên lửa đạn đạo.
Tổng thống Erdogan không nói rõ chức năng của lá chắn S-500 khi biên chế cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara trước đó khẳng định cần hệ thống S-400 để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến trường của những nước láng giềng như Syria. Trong quá khứ, các quốc gia thành viên NATO, trong đó có cả Mỹ, từng triển khai nhiều hệ thống Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ để làm nhiệm vụ này.
Hệ thống Patriot được Đức đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014. Ảnh: Drive. |
Tuy nhiên, hợp tác công nghiệp quốc phòng và chuyển giao công nghệ được coi là yếu tố quan trọng nhất trong thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Ankara liên tục từ chối các đề xuất bán hệ thống Patriot từ Washington, cho rằng loại vũ khí này quá đắt đỏ và nhà sản xuất Raytheon không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo các thành phần chủ chốt của Patriot.
Thổ Nhĩ Kỳ từng tìm kiếm phương án tăng tự chủ trong ngành công nghiệp quốc phòng, giảm phụ thuộc vào NATO khi đặt mua tổ hợp phòng không tầm xa FD-2000 Trung Quốc hồi năm 2013 để sở hữu dây chuyền sản xuất. Thương vụ này bị hủy bỏ dưới sức ép của Mỹ và nhường chỗ cho hợp đồng S-400.
Hợp đồng với Moskva có điều khoản cho phép Ankara sở hữu công nghệ chế tạo tên lửa, điều mà Ankara đang rất cần. "Lợi ích từ hợp đồng S-400 và S-500 có thể hạn chế đáng kể thiệt hại cho ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này bị Mỹ loại khỏi dự án F-35", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Tương tự siêu tiêm kích F-35, các hợp đồng S-400 và S-500 có thể trở thành quân bài mặc cả của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm kiếm lợi ích tối đa trong hợp tác quốc phòng, cũng như kiểm nghiệm quan hệ đồng minh với Mỹ tồn tại suốt nhiều năm qua.
Xe phóng đạn tổ hợp S-400 tại nhà máy sản xuất của Nga. Ảnh: Sputnik. |
Quan hệ Mỹ - Thổ đã căng thẳng từ năm 2016 sau cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan. Ankara cho rằng Mỹ có liên quan tới đảo chính, cũng như nhiều lần yêu cầu Washington dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen, người đang lưu vong tại Mỹ và bị cáo buộc chỉ đạo âm mưu lật đổ Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cũng tranh cãi trong nhiều vấn đề khác, như việc Washington hỗ trợ lực lượng người Kurd bị Ankara coi là khủng bố.
"Erdogan dường như tin rằng việc tuyên bố hợp đồng S-500 có thể hối thúc chính phủ Mỹ chấp nhận một số yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, điều này khó lòng xảy ra, nhất là khi quốc hội Mỹ đã phản ứng gay gắt với thỏa thuận mua S-400 của Ankara. Nó thậm chí có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu thêm các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua lệnh cấm vận (CAATSA)", Rogoway nói thêm.
Theo VNE
| Trung Quốc sắp nhận hệ thống phòng không S-400 thứ hai |
| Arab Saudi bắn hạ tên lửa đạn đạo của phiến quân Yemen |
| Tấn công tên lửa gần đại sứ quán Mỹ ở Iraq |
| Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác sản xuất S-500 với Nga |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp