Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Doanh nhân Việt ám ảnh nạn phong bì

07:00 | 05/10/2015

1,001 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đến Ngày doanh nhân VN, doanh nghiệp được mời ăn vẫn phải nghĩ đến việc đưa phong bì. Rừng văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng khiến doanh nghiệp có thể phá sản bất cứ lúc nào...
tin nhap 20151004202040
Ông Trần Đình Cung

Đó là những lời nói thẳng của nhiều cử tọa tại hội thảo “Động lực phát triển kinh tế tư nhân” ngay trước thềm lễ vinh danh tại giải Sao vàng đất Việt 2015 của Hội Doanh nhân trẻ VN (chuẩn bị cho Ngày doanh nhân VN 13-10).

Hàng tràng pháo tay bất ngờ vang lên của các doanh nhân ngồi bên dưới ngay sau những lời nói thẳng đã phần nào diễn tả nỗi niềm của doanh nhân thời nay.

Được mời cũng phải lo phong bì

Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN, kể khi làm việc với một doanh nghiệp Thanh Hóa mới đây, vị này cho hay nhân Ngày doanh nhân VN 13-10, một bí thư xã mời tám doanh nghiệp đi ăn cơm, chiêu đãi không mất tiền. Tám vị thì có đến bảy vị nói phải chuẩn bị phong bì. Dù cuối cùng tất cả quyết định không ai mang phong bì nhưng theo ông Lộc, nhiều doanh nhân đã hằn sâu tư tưởng cứ đến chính quyền phải mang phong bì.

“Cần làm sao để doanh nhân đến chính quyền cảm thấy được 
tôn trọng” - ông Lộc nói.

Kể câu chuyện ở New York (Mỹ), đi ở đường phố dễ dàng nhìn thấy những điểm đỗ “chỉ dành cho xe thương mại” chứ không phải xe của chính quyền, ông Lộc đánh giá: “Cả xã hội họ dành ưu tiên nhất cho kinh doanh. Đó là cách làm đất nước mạnh giàu”.

Ông Lộc cho rằng cần coi doanh nghiệp tư nhân là động lực, là đầu tàu của nền kinh tế và theo ông, doanh nhân tạo việc làm cho cả ngàn người thì tỉnh phải có khen thưởng. Ai tạo việc làm cho cả vạn người dân VN, tức lo cho cả vạn gia đình, thì cần phải phong anh hùng và điều đặc biệt là những người này phải được bảo vệ, tôn vinh. Tuy nhiên, ông Lộc tự đánh giá “tư duy này chưa thành tư duy của nhiều công chức địa phương 
nên họ ứng xử khác”.

New York cứ 15 - 20 người dân có một doanh nghiệp. Theo ông Lộc, muốn sánh vai cường quốc năm châu thì VN phải đạt mức này, tức phải có 5 triệu doanh nghiệp, trong khi VN mới đặt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Muốn đạt mục tiêu tốt đẹp trên, ông Lộc cho rằng phải thay đổi quan niệm Nhà nước với doanh nghiệp, công 
chức với doanh nhân.

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Duy - chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại dịch vụ Hạnh Duy (HD Group) - công nhận bản thân doanh nghiệp của ông cũng có chuyện phải đưa phong bì trong một số dịp, như lời cảm ơn. Ông Duy đồng ý quan điểm việc đưa phong bì đã thành... văn hóa VN.

Thông tư có thể “sáng đúng chiều sai, sáng mai lại đúng”

TS Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, làm hội trường nhiều lần nổi lên tràng pháo tay hưởng ứng khi nói rất thẳng: kinh tế tư nhân VN “bảy nổi ba chìm chín long đong”. Cho rằng nền kinh tế không thể phát triển nếu kinh tế tư nhân không phải đầu tàu, nhưng ông Cung nêu hàng loạt bất cập từ thể chế khiến doanh nhân khổ.

Cụ thể, dẫn con số thống kê, ông Cung nêu luật ở VN không nhiều, nhưng nghị định, thông tư thì rất lớn. Như chỉ có một Luật giao thông nhưng có tới 13 nghị định hướng dẫn thi hành và... 67 thông tư hướng dẫn. Luật giao thông chỉ có 38 trang thì tổng số trang hướng dẫn ở thông tư đã lên tới 803 trang. Đây không phải cá biệt vì Luật xây dựng cũng tương tự, có tới 23 nghị định và 55 thông tư. Tổng số trang văn bản ở nghị định là 506 trang, của thông tư lên tới 660 trang. Đó là chưa kể đến công văn điều hành còn nhiều hơn.

Qua hàng chục năm nghiên cứu, ông Cung khẳng định thông tư có thể “sáng đúng chiều sai, sáng mai lại đúng”.

Luật là ý chí Quốc hội, của dân, nhưng thông tư, theo ông Cung, là ý chí của một bộ, thậm chí chỉ là ý chí vài người. Với cách hướng dẫn như vậy, ý chí của Quốc hội sau lại thành ý chí vài nhóm công chức. Cả rừng văn bản, ông Cung ví quy định như... mớ dây điện, tuân thủ rất khó, đúng chỗ này sai chỗ khác.

“Vì thế ta luôn phải thủ phong bì” - ông Cung nói trong tràng vỗ tay hưởng ứng của những người bên dưới, mà đa số là doanh nghiệp sắp được vinh danh Sao vàng đất Việt.

Xin - cho - chia

Thông tư, văn bản điều hành có thể tác động đến tài sản doanh nghiệp, thậm chí có thể tạo thay đổi khiến doanh nhân sạt nghiệp. “Thể chế như thế tạo bấp bênh, rủi ro, chi phí tuân thủ cực cao” - ông Cung nói và cho rằng môi trường thể chế hiện nay khiến doanh nghiệp khó có thể tính toán dài hạn. Đặc biệt, ông cho rằng luật chơi thiên về hành chính, cách giải thích của cơ quan công quyền khiến nảy sinh cách 
chơi là xin - cho.

Với thể chế đó, theo ông Cung, nền kinh tế chia hai phần. Phần một kinh tế học gọi là kinh tế địa tô, tức bộ phận có cơ hội nhờ có quyền, kiểu chiếm đoạt và chia chác. Khu vực này khiến triệt tiêu sáng tạo, đổi mới, cạnh tranh, sử dụng nguồn lực kém hiệu quả. Phần còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân sống nhờ cạnh tranh lành mạnh, giúp tạo thịnh vượng cho quốc gia. Tuy nhiên, ông Cung cảnh báo phía kinh tế địa tô có sức hút rất mạnh. Nên đôi khi có doanh nghiệp cũng phải ghé chân sang để tồn tại, trong khi đáng lẽ phải triệt nó đi... Ông Cung nhận định: Thay đổi khó lắm, nó chứa đựng quyền lực và lợi, không những chỉ có 
xin - cho mà là xin - cho - chia.

Kiến nghị chung, kêu liên tục, có tổ chức

Ông Cung tư vấn, đề xuất các doanh nhân hàng loạt vấn đề để có môi trường kinh doanh tốt hơn: Phải bỏ thói quen có luật rồi vẫn ngồi chờ nghị định, thông tư hướng dẫn. Không chấp nhận thông tư khác luật, phải đòi hỏi luật đủ rõ để thực hiện ngay. Có luật rồi, cứ vận dụng luật theo cách có lợi nhất. Chứ cứ bảo tôi chờ thì sẽ có thông tư, nhưng là ý chí một bộ, trong đó có thông tư chưa hẳn tất cả vì lợi ích quốc gia. Vì họ tạo ra công cụ để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích của họ...

Giải pháp, theo ông Cung, nếu các hiệp hội, ngành hàng phát hiện vấn đề bất cập, có thể gây thiệt hại cho mình thì cần có kiến nghị chung, kêu liên tục, có tổ chức. Doanh nghiệp cần chủ động tham gia các cuộc tham vấn chính sách, không để sân chơi này dành cho vài nhóm lợi ích. Đặc biệt, cần chủ động khởi kiện các văn bản hướng dẫn không đúng, ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Đừng lo tòa không thụ lý, không thụ lý vẫn kiện. Mười đợt doanh nghiệp khởi kiện thì sẽ tạo áp lực buộc văn bản phải thay đổi.

“Khi muốn Nhà nước phải thay đổi thì ta cũng phải thay đổi. Thói quen đưa phong bì phải thay đổi”. Tuy nhiên, ông nhìn nhận “nói thì dễ, nhưng làm cực khó. Nhưng không phải bất khả thi”.

Cầm Văn Kình

(theo Tuoitre)

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 84,000 86,000
AVPL/SJC HCM 84,000 86,000
AVPL/SJC ĐN 84,000 86,000
Nguyên liệu 9999 - HN 84,600 85,000
Nguyên liệu 999 - HN 84,500 84,900
AVPL/SJC Cần Thơ 84,000 86,000
Cập nhật: 20/10/2024 01:03
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 84.700 85.700
TPHCM - SJC 84.000 86.000
Hà Nội - PNJ 84.700 85.700
Hà Nội - SJC 84.000 86.000
Đà Nẵng - PNJ 84.700 85.700
Đà Nẵng - SJC 84.000 86.000
Miền Tây - PNJ 84.700 85.700
Miền Tây - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 84.700 85.700
Giá vàng nữ trang - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 84.700
Giá vàng nữ trang - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 84.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 84.600 85.400
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 84.520 85.320
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 83.650 84.650
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 77.830 78.330
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 62.800 64.200
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 56.820 58.220
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 54.260 55.660
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 50.840 52.240
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 48.710 50.110
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 34.280 35.680
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 30.780 32.180
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.930 28.330
Cập nhật: 20/10/2024 01:03
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,390 8,570
Trang sức 99.9 8,380 8,560
NL 99.99 8,450
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,410
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,480 8,580
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,480 8,580
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,480 8,580
Miếng SJC Thái Bình 8,400 8,600
Miếng SJC Nghệ An 8,400 8,600
Miếng SJC Hà Nội 8,400 8,600
Cập nhật: 20/10/2024 01:03

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,452.20 16,618.38 17,151.77
CAD 17,776.42 17,955.98 18,532.30
CHF 28,315.00 28,601.01 29,519.00
CNY 3,450.91 3,485.77 3,597.65
DKK - 3,590.50 3,728.05
EUR 26,579.46 26,847.94 28,037.26
GBP 31,955.66 32,278.44 33,314.46
HKD 3,155.91 3,187.79 3,290.10
INR - 298.55 310.49
JPY 161.96 163.60 171.38
KRW 15.86 17.62 19.12
KWD - 81,885.84 85,160.78
MYR - 5,785.93 5,912.21
NOK - 2,265.13 2,361.33
RUB - 248.89 275.52
SAR - 6,680.64 6,947.83
SEK - 2,343.95 2,443.50
SGD 18,685.35 18,874.09 19,479.88
THB 670.26 744.74 773.27
USD 24,950.00 24,980.00 25,340.00
Cập nhật: 20/10/2024 01:03
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,010.00 25,030.00 25,370.00
EUR 26,780.00 26,888.00 28,015.00
GBP 32,280.00 32,410.00 33,408.00
HKD 3,178.00 3,191.00 3,297.00
CHF 28,525.00 28,640.00 29,529.00
JPY 163.91 164.57 172.01
AUD 16,609.00 16,676.00 17,189.00
SGD 18,845.00 18,921.00 19,473.00
THB 740.00 743.00 776.00
CAD 17,933.00 18,005.00 18,543.00
NZD 15,047.00 15,556.00
KRW 17.60 19.38
Cập nhật: 20/10/2024 01:03
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24985 24985 25345
AUD 16538 16638 17208
CAD 17889 17989 18549
CHF 28642 28672 29476
CNY 0 3506 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3638 0
EUR 26821 26921 27794
GBP 32303 32353 33470
HKD 0 3220 0
JPY 164.89 165.39 171.9
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.9 0
LAK 0 1.059 0
MYR 0 5974 0
NOK 0 2304 0
NZD 0 15075 0
PHP 0 408 0
SEK 0 2395 0
SGD 18786 18916 19646
THB 0 703.9 0
TWD 0 772 0
XAU 8400000 8400000 8600000
XBJ 7700000 7700000 8200000
Cập nhật: 20/10/2024 01:03