Doanh nghiệp thích ứng để phát triển
Tuy nhiên, cần có vai trò của Nhà nước trong kiến tạo không gian minh bạch, công bằng cho khu vực tư nhân phát triển.
Doanh nghiệp thích ứng để phát triển |
Đây là chia sẻ của bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) với DĐDN.
- Bà có thể đưa ra một số nhận định cơ bản về triển vọng kinh tế Việt Nam 2023?
Phải nói rằng năm 2023 sẽ là một năm rất khó khăn với thế giới nói chung, Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng khi mà chúng ta vẫn phải đối mặt với những thách thức liên quan tới dịch bệnh, thách thức liên quan tới sự đứt gãy chuỗi cung ứng và những thách thức liên quan sự bất ổn kinh tế toàn cầu, căng thẳng địa chính trị hay xung đột Nga – Ukraine, những điều này đặt ra khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong năm 2023.
Theo đó, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố hơn so với các năm khác. Thứ nhất, khả năng kiểm soát sự lây lan của các biến thể virus mới và các dịch bệnh mới, qua đó tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế.
Thứ hai, mức độ thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt nhằm xử lý áp lực lạm phát.
Thứ ba, các nền kinh tế chủ chốt sẽ gia tăng cạnh tranh địa chính trị, xung đột Nga-Ukraine có thể kéo dài, nhưng giữa các nhóm nền kinh tế “cùng chí hướng” có thể sẽ gia tăng hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Thứ tư, tiến độ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ năm, nếu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam có thể tiếp tục cải cách và thúc đẩy các biện pháp tài khóa, tiền tệ giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, gắn với tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và xử lý các rủi ro gắn với đối đầu thương mại-công nghệ giữa các siêu cường, xu hướng giảm giá của các đồng tiền ở khu vực so với USD...
- Giữa những khó khăn đó không phải không tìm thấy cơ hội, thưa bà?
Doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam cần có những giải pháp, phương hướng hết sức cụ thể để có thể vượt qua những thách thức, tận dụng thời cơ từ chính những khó khăn mang lại. Chúng ta có thể sử dụng những lợi thế khi các nước đã dần phục hồi, các thị trường của các nước có mối quan hệ thương mại với Việt Nam được mở cửa để tận dụng sự mở cửa này để tăng cường xuất khẩu.
Cùng với đó, chúng ta đã là thành viên của những Hiệp định thương mại thế hệ mới quan trọng như EVFTA, CPTPP, RCEP… là những cơ hội hết sức thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị trường, đa dạng sản phẩm hàng hoá và tăng cường xuất khẩu.
2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam 2023 |
- Tuy nhiên nhiều khó khăn của năm 2022 vẫn chưa thể khắc phục trong năm tới, thưa bà?
Như đã nói ở trên, thách thức là chưa từng có, thứ nhất, rủi ro suy thoái toàn cầu năm 2023 đã gia tăng đáng kể. Cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine kéo dài đã kéo theo khủng hoảng năng lượng ở nhiều nước, gián đoạn chuỗi cung ứng. Xử lý tác động đa chiều, đa tầng của các xu hướng này đối với tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và lạm phát của Việt Nam sẽ đòi hỏi phải theo dõi các kịch bản, đồng thời thực hiện thận trọng, linh hoạt các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô.
Cùng với đó là khó khăn đối với bảo đảm đủ số lượng lao động và đủ kỹ năng lao động cần thiết cho quá trình phục hồi kinh tế. Khó khăn về đơn hàng xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2022 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm của một bộ phận người lao động.
Trong bối cảnh ấy, duy trì sự tham gia lao động đồng thời tạo dựng kỹ năng để người lao động thích ứng với những ngành nghề, hoạt động kinh tế mới sẽ là một yêu cầu quan trọng, song không dễ thực hiện.
- Vậy những giải pháp nào là cần thiết để doanh nghiệp vượt qua thách thức nói trên, thưa bà?
Trước tiên về phía Chính phủ, chúng tôi cho rằng với sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ với những giải pháp hết sức căn cơ thời gian vừa qua sẽ là những công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp vượt khó.
Nếu chúng ta chỉ áp dụng chính sách kích cầu kéo dài sẽ kéo tới nhiều hệ luỵ về lạm phát,... Cũng cần xem xét lại vai trò của nhà nước trong tạo dựng không gian minh bạch, công bằng cho khu vực tư nhân phát triển, bởi trên thực tế dù đặc tạo nhiều điều kiện nhưng việc phát triển của khu vực này vẫn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó hoàn thiện chính sách cạnh tranh. Khai thác tiềm năng phát triển với những vấn đề mới, ví dụ như kinh tế số hiện vẫn còn nhiều nội dung chưa thống nhất về cả mục tiêu phát triển, do đó, cần tập trung nghiên cứu vai trò của nguồn lực dữ liệu trong thời gian tới.
- Xin cảm ơn bà!
Theo DDDN
-
Sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế
-
Luật sư Trương Anh Tú: Sửa Luật số 69, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước chủ động hơn
-
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11