Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đồ chơi Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường, "âm thầm" gây bệnh

13:04 | 01/06/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Đồ chơi là một “món ăn” không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con trẻ. Như thường lệ, đến ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, thị trường đồ chơi trẻ em trở nên sôi động hơn với đủ mẫu mã và chủng loại. Tuy nhiên, hàng ngoại nhập, nhất là các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh thị trường, dù nhiều sản phẩm đã được khuyến cáo không bảo đảm an toàn, thậm chí có nguy cơ gây bệnh…

Phần lớn đồ chơi trẻ em trên thị trường có nguồn gốc từ Trung Quốc

 

Hàng nội chìm nghỉm, đồ chơi Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường

Thị trường đồ chơi trẻ em vốn rất nhộn nhịp trên các tuyến phố Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Cân, Lương Văn Can… (quận Hoàn Kiếm), lại càng trở nên sôi động khi ngày Quốc tế thiếu nhi đến. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường đồ chơi có nhiều sản phẩm không đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi.

Tình trạng đồ chơi nhiễm độc tố, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ; đồ chơi nhập khẩu không có chứng nhận hợp quy, không ghi nhãn mác... trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường vẫn khá phổ biến.

Theo ghi nhận của PV, Đối diện với Trường Tiểu học Đặng Trần Côn A, phố Nguyễn Quý Đức (Thanh Xuân, Hà Nội) là dãy cửa hàng bán đồ chơi trẻ em. Hàng chục sản phẩm với màu sắc rực rỡ được bày bán như túi đồ bếp, xe cát đồ chơi, máy tính đồ chơi, robot trái cây, ngựa bập bênh…Trên hầu hết các sản phẩm này đều dán mác xuất xứ Trung Quốc.

Chủ một cửa hàng cho biết, “Việt Nam có mấy công ty sản xuất đồ chơi trẻ em đâu, không nhập từ Trung Quốc thì nhập từ đâu. Sản phẩm bán chạy nhất là túi đồ bếp, các loại đồ chơi ô tô, bảng xếp hình, chủ yếu từ Trung Quốc”.

Theo chị Phượng, chủ cửa hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can: Tết thiếu nhi năm nay hút hàng nhất vẫn là các mẫu đồ chơi ô tô điều khiển từ xa và mô hình xe hơi của các hãng nổi tiếng; tiếp đó là các loại rô bốt, đồ chơi lắp ghép… giá cả dao động từ 50 nghìn đến 400 nghìn đồng đối với đồ chơi Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và 300 nghìn tới hàng  triệu  đồng đối với đồ chơi của Mỹ, Canada, và các nước châu Âu tùy theo kích cỡ, kiểu dáng. Với các bé gái, hàng bán chạy vẫn là búp bê và bộ chơi đồ hàng.

Khi được hỏi về loại đồ chơi tương tự do Việt Nam sản xuất, phản hồi nhận được là những cái lắc đầu. Chị Hoa "đau khổ" kể: "Báo chí, tivi liên tục đưa tin về đồ chơi Trung Quốc chứa chất độc hại khiến khách hàng chuyển nhu cầu sang đồ nội. Chiều khách mà cũng để phát triển kinh doanh, chúng tôi cũng muốn bán hàng nội lắm nhưng không thể tìm được nguồn hàng."

Được biết, hiện đồ chơi do Việt Nam sản xuất chủ yếu là những sản phẩm đồ chơi trí tuệ làm từ gỗ. Tuy giá cả phải chăng nhưng do kiểu dáng đơn điệu, không bắt mắt nên trẻ con không thích.

“Âm thầm” gây bệnh

Qua sự tìm hiểu, hiện nay trên thị trường đang xuất hiện rất nhiều đồ chơi Trung Quốc giá rẻ được bày bán để phục vụ nhu cầu mua sắm của các bậc phụ huynh cho con em mình khi kỳ nghỉ hè đã bắt đầu và nhất là dịp Tết thiếu nhi (1/6) đang đến rất cận kề.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất là đa số những loại đồ chơi đang bày bán trên thị trường như súng, gươm, lựu đạn, lồng đèn… đều được làm từ những loại nhựa tổng hợp, không được kiểm định chất lượng và dán tem CR, những loại đồ chơi trôi nổi này cũng không hề ghi bất cứ thành phần hay nguồn gốc nơi sản xuất sản phẩm. Chính điều này sẽ mang đến nhiều nguy cơ gây bệnh đối với trẻ em khi tiếp xúc.

Đồ chơi độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội thu giữ

 

Theo các chuyên gia hóa học, nhiều cơ sở sản xuất thường dùng các loại nhựa tái sinh để sản xuất đồ chơi, nhằm giảm chi phí đầu vào cũng như giá thành sản phẩm bán ra cũng rẻ hơn. Còn đối với những loại đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc thì việc sử dụng hóa chất, nhựa “rởm” để sản xuất đồ chơi là hiển nhiên. Vì không thể có chuyện dùng đồ tốt, đạt tiêu chuẩn quy định mà lại có giá rẻ như vậy được.

Đặc biệt là những loại đồ chơi trẻ em càng nhiều màu sắc sặc sỡ thì càng nguy hiểm. Nguy hiểm nhất chính là chất làm ổn định nhiệt trong đó có chì. Thực tế cho thấy, hiện nay trẻ em bị nhiễm độc chì ngày càng diễn ra phổ biến. Sở dĩ vậy là do trẻ em thường cho các loại đồ chơi vào miệng ngậm, từ đó chì được chuyển hóa vào cơ thể và sẽ thay thế dần canxi trong xương khiến cơ thể mềm nhũn, da dẻ lở loét… đặc biệt với những em nhỏ tuổi sẽ làm chậm quá trình biết đi.

Bác sĩ Lê Thanh Huyền, chuyên viên Bộ Y tế cho rằng, trong những vật liệu bằng nhựa như đồ chơi, có rất nhiều chất độc hại như: Stibium (Sb), Asen (As), Bari (Ba), Cadimi (Cd), Crom (Cr), Chì (Pb)… những chất này có thể gây hại cho cơ thể. Mặc dù không gây ra những bệnh cấp tính dữ dội tức thì, song chúng lại có khả năng tích lũy và gây bệnh mãn tính với sự phát triển âm thầm. Một số bệnh điển hình như: bệnh não, suy giảm trí tuệ, viêm gan, suy thận, teo thận, rối loạn giấc ngủ trẻ em, tan máu, ung thư gan, thận, phổi, dạ dày.

Thế giới đồ chơi là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại đồ chơi như thế nào cho phù hợp lứa tuổi và phát huy được khả năng và trí tuệ cũng như độ an toàn của trẻ là điều các bậc phụ huynh phải hết sức chú ý”.

Khi chọn đồ chơi cho trẻ các bậc phụ huynh nên chọn những loại đồ chơi có nguồn gốc rõ ràng, có ghi thành phần các chất trong đồ chơi. Không nên vì ham rẻ, nhắm mắt mua liều để rồi “rước” bệnh cho chính con em mình.

 

Nguyễn Hoan