Điều gì gây sóng thần ở Indonesia khiến 200 người chết và mất tích?
Theo Reuters, hàng trăm nhà cửa đã bị hư hại nặng nề vì trận sóng thần xảy ra bất ngờ dọc theo vành đai của eo biển Sunda cuối ngày 22/12.
Cơ quan phòng chống thảm họa của Indonesia cho biết rằng gần 900 người bị thương và 28 người vẫn còn mất tích.
Hình ảnh đổ nát sau khi sóng thần ập vào Indonesia hôm 22/12 |
Các đoạn video phát trên truyền hình cho thấy hình ảnh vài giây lúc sóng thần ập vào bờ và các khu dân cư, cuốn ra biển các nạn nhân và nhiều thứ khác.
Theo Reuters, người dân ở ven biển cho biết không thấy hay cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo, như nước biển rút đi hay động đất, trước khi đợt sóng cao 2-3 mét ập vào.
Trong khi đó, chính phủ cho biết hệ thống cảnh báo đã vang lên ở một số khu vực.
Chính quyền cảnh báo người dân và du khách tránh xa bờ biển thuộc eo biển Sunda và cảnh báo triều cường có hiệu lực tới hết ngày 25/12. Hàng nghìn cư dân đã phải sơ tán lên những nơi cao ráo.
Núi lửa Anak Krakatau phun trào tại eo biển Sunda của Indonesia |
Theo cơ quan địa chấn Indonesia, nguyên nhân sóng thần ngày 22/12 có thể bắt nguồn từ hai lực phối hợp: núi lửa Anak Kratatau phun trào vào lúc 16 giờ, gây hiện tượng đất trượt dưới đáy biển đúng vào lúc nước biển dâng cao dưới sức hút của mặt trăng.
Núi lửa Anak Krakatau là một đảo nhỏ nằm trong vịnh Sunda. Theo các dữ kiện đầu tiên do chính quyền Indonesia cung cấp thì hiện tượng đất trượt dưới đáy biển đã tạo ra sóng chấn động, dưới dạng Tsunami, đập vào đất liền của đảo Java ở phía đông và Sumatra ở hướng tây.
Anak tiếng Indonesia có nghĩa là “thằng bé”. Thằng bé này là do Kratakau, một trong những hỏa sơn nổi tiếng của Indonesia sản sinh. Trong lần thức giấc vào năm 1883, Anak Krakatau đã cướp đi 30.000 mạng sống. Vào thời điểm đó, những đám mây tro bụi vĩ đại bao phủ không trung gây biến động khí hậu toàn cầu, tạo ra mùa đông dài bất tận ở châu Âu.
Cơ quan điều hành thiên tai Indonesia nói rằng thủy triều cao do trăng tròn cũng có thể góp phần tạo thêm sức mạnh khiến cho sóng đánh vào bờ.
Trận sóng thần hôm 22/12 là thảm họa mới nhất xảy ra ở quốc đảo Indonesia trong năm nay.
Mùa hè năm nay, quần đảo Indonesia, nằm trên vành đai lửa của Thái Bình Dương, với gần 130 núi lửa đang hoạt động, đã bị một loạt thiên tai động đất và sóng thần, trước hết là đảo Lombok, rồi thành phố Palu, làm hàng nghìn người chết.
Indonesia: Đảo Sulawesi tan hoang sau thảm họa kép |
H.Phan
AFP
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam