Điểm danh những trái cây Việt được “xuất ngoại” sang các thị trường "khó tính"
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2017, trái cây xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2016 (1,7 tỷ USD). Năm 2018, đạt trên 4 tỷ USD. Tính đến nay, trái cây Việt Nam đã thâm nhập thị trường của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự tăng trưởng xuất khẩu trái cây cho thấy chất lượng sản phẩm khá cao, đồng nghĩa với việc sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc.
Xoài là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sau thanh long, nhãn, chôm chôm, vải thiều và vú sữa. Đồng thời, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu thứ 40 của trái xoài Việt Nam. Cùng với đó, thanh long cũng là loại trái cây đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2008. Kể từ đó đến nay, lượng thanh long xuất khẩu vào Mỹ tăng theo từng năm. Nếu năm đầu tiên là 100 tấn thì đến năm 2012 con số này đã tăng gấp 10 lần, lên 1.200 tấn.
Xoài là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ |
Còn tại thị trường Úc, hàng năm nước này nhập rau củ quả của Việt Nam với trị giá khoảng 20 triệu USD. Sau hơn 12 năm đàm phán, ngày 17/4/2015, Úc đã cấp giấp phép nhập trái vải của Việt Nam, là trái cây tươi đầu tiên của nước ta được nhập vào Úc. Tiếp theo, tháng 8/2016, Úc cấp phép nhập xoài Việt Nam và ngày 24/8/2017, cấp phép cho trái thanh long sau 7 năm đàm phán. Năm 2019, quả nhãn tiếp tục sẽ được xuất khẩu vào thị trường này sau khi vượt qua quy chuẩn kiểm tra chất lượng từ phía đối tác.
Vào cuối năm 2018, lô chôm chôm đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường New Zealand. Như vậy, sau thanh long và xoài, chôm chôm là loại trái cây thứ 3 của Việt Nam vào được New Zealand, thị trường vốn nổi tiếng khó tính với các yêu cầu, tiêu chuẩn kiểm dịch rất cao. Điều đáng nói là, chưa có nước nào được xuất khẩu trái chôm chôm vào quốc gia này.
Từ năm 2009, trái thanh long ruột trắng bắt đầu hành trình chinh phục người tiêu dùng Nhật Bản - thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, thanh long đỏ cũng được chấp thuận nhập khẩu chính ngạch vào thị trường này. Hiện giờ, thanh long là loại trái cây được xuất khẩu đều đặn sang Nhật Bản, chiếm phần lớn trong hơn 1.000 tấn thanh long mà nước này nhập khẩu mỗi năm.
Thanh long là trái cây có thị trường xuất khẩu lớn nhất |
Lô xoài Cát Chu đầu tiên được xuất khẩu vào Nhật là cuối năm 2015. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận. Một số doanh nghiệp tại Việt đã đàm phán và xuất khẩu thành công lô vải thiều sang Nhật Bản từ năm 2014 và tiếp tục duy trì đến nay. Có thời điểm, vải thiều Lục Ngạn được bán trong siêu thị tại Nhật Bản với giá khoảng 1.980 yên/12 quả, tương đương khoảng 400.000 đồng. Nếu cộng thêm thuế thì 12 quả vải này có giá khoảng 430.000 đồng.
Còn tại thị trường Trung Quốc, đến nay chỉ có 8 loại trái cây của Việt Nam gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và chôm chôm được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Tính đến hết năm 2018, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu trái cây, rau quả lớn nhất của Việt Nam. Thống kê của Bộ Công Thương, trong hơn 3,8 tỷ USD giá trị xuất khẩu của ngành rau quả của năm 2018, riêng thị trường Trung Quốc đạt gần 2,8 tỷ USD, chiếm 70% tỷ trọng xuất khẩu. Dự báo, trong năm 2019, xuất khẩu rau quả có thể chinh phục thị trường này với gá trị 3 tỷ USD, thậm chí có thể hơn.
Minh Lê
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: “Béo bở” nhưng ngày càng khó! |
Khắc nghiệt cuộc đua xuất khẩu trái cây |
Xuất khẩu trái cây tươi tăng tốc |
-
Phiên chợ kết nối đặc sản vùng miền tới người tiêu dùng Thủ đô
-
Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội: Người tiêu dùng được lựa chọn các sản phẩm an toàn
-
Xuất khẩu rau quả sẽ lập kỷ lục 5 tỷ USD?
-
Lễ hội Trung thu 2022 với "Bánh Trung thu và trái cây 3 miền"
-
Không muốn giảm tuổi thọ, hãy tránh ăn những loại trái cây này vào buổi tối!
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi
-
Giá dầu hôm nay (21/10): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/10: Giá dầu sáng nay tăng nhẹ