Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đi chân trần trên lửa có phải trò bịp?

06:14 | 10/01/2014

3,938 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bác sĩ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ Địa sinh học từng được biết đến như là một trong số những người khai phá bộ môn Cảm xạ học ở Việt Nam. Thời gian gần đây, ông lại gây ồn ào với việc tổ chức những cuộc đi chân trần trên mảnh chai thủy tinh vỡ, lướt trên than hồng cháy rực vài trăm độ C. Có người trầm trồ tin tưởng nhưng cũng có người hoài nghi và cho rằng đó là trò lừa bịp. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn bác sĩ Dư Quang Châu về vấn đề này.

 

PV: Ông có thể giới thiệu đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn Cảm xạ học ở Việt Nam?

Ông Dư Quang Châu: Cảm xạ là bộ môn còn mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thì cha ông chúng ta đã sử dụng cảm xạ trong đời sống hằng ngày từ ngàn năm nay rồi. Tôi được học cảm xạ ở Pháp và Y năng lượng ở Monaco. Tôi đã nghiên cứu kết hợp hai bộ môn và Việt Nam hóa, làm cho bộ môn cảm xạ học ở Việt Nam mang một sắc thái mới, có tính ứng dụng rộng rãi và gần gũi hơn với mọi người. Năm 1988, bộ môn cảm xạ học được thành lập trực thuộc Liên hiệp Khoa học UIA và được khai giảng khóa học đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 9/5/1988.

Hiện nay, cảm xạ được giảng dạy ở nhiều nơi như: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng cảm xạ Địa sinh học (Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, TP HCM), Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng dưỡng sinh năng lượng (Công ty Du lịch Biển xanh), ở Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên Hải Phòng, Nhà Văn hóa Thanh niên Vũng tàu, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Ở nước ngoài thì cảm xạ học Việt Nam được giảng dạy ở: Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc, Mỹ…

GS.TS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội đi qua 5m mảnh chai thủy tinh

PV: Nếu không phải là huyền bí thì cơ sở của cảm xạ là đâu, thưa ông?

Ông Dư Quang Châu: Mỗi người chúng ta là một “rada” sống, não bộ thu nhận được tất cả những gì xung quanh nó, tương tự tấm phim chụp ảnh, cảm nhận tức khắc những gì nằm trong trường thu của ống kính. Tương tự, mọi vật thể như mạch nước, khoáng sản, thực vật, động vật cùng con người đều rung động do từ trường trái đất tác động, nhờ đó mà vật thể có thể thu được năng lượng và phát tán năng lượng ra bên ngoài dưới dạng bức xạ. Bức xạ này xuyên qua mặt đất, xuyên qua các vật thể và tác động đến nhà cảm xạ. Đây là nguồn thông tin mà nhà cảm xạ phải cảm nhận để nhận biết điều cần tìm.

Cảm xạ học Việt Nam mà chúng tôi phát triển  dựa trên nền tảng của bộ môn Y năng lượng (medicine energytique) nghĩa là sử dụng cách đo đạc các chỉ số sức khỏe, đo trường năng lượng băng máy RFI, lấy đó làm căn cứ phát hiện sự mất cân bằng của cơ thể, những bế tắc của những đường kinh lạc và điều chỉnh bằng phương pháp rung động thư giãn từng khu vực hay toàn cơ thể.

Phương pháp luyện tập này làm cân bằng hệ thần kinh thực vật, làm cơ thể cân bằng, điều chỉnh cơ thể tránh bệnh tật. Khi đạt được trạng thái rung động thư giãn vô thức, người ta có được những phút giây thăng hoa cực kỳ quý giá.

PV: Vậy ông có phản ứng gì trước những hiểu lầm của người khác trong quãng suốt 14 năm dài như thế?

Ông Dư Quang Châu: Gặp thái độ dè dặt thì cũng không quá bất ngờ trong tình trạng vàng thau lẫn lộn như hiện nay. Riêng tôi hiểu rõ cảm xạ mang lợi ích đến cho mọi người. Khi còn ở châu Âu, được học những điều hay của cảm xạ, tôi ấp ủ ước mơ sẽ đem những điều kỳ diệu ấy đến cho mọi người. Tôi chia sẻ tất cả những gì mình có. Nhờ đó, tôi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ. Những tương tác qua lại giúp cho cảm xạ ngày càng phát hiện được thêm nhiều điều bất ngờ có giá trị thực tiễn.

Cảm xạ phát triển mạnh như ngày nay là nhờ công sức của rất nhiều người. Nhờ đó mà tôi luôn tiếp thu được cái mới cái hay từ tất cả các nguồn. Cảm xạ là của mọi người. Tôi chỉ là người đưa đò mà thôi.

PV: Có những người không cần học cảm xạ vẫn có thể hút được thìa nĩa hoặc các đồ vật  khác, ông giải thích tại sao?

Ông Dư Quang Châu: Tôi không nói là phải học cảm xạ mới hút được đồ vật. Nhưng nếu có học thì năng lượng hút mạnh hơn. Học viên cảm xạ có người hút được vật nặng hơn cả trọng lượng cơ thể mình, ví dụ hút phiến đá trên 80kg. Còn nếu không học chỉ có thể hút được vài đồ nhẹ như thìa nĩa, nồi xoong… Tuy nhiên, hút đồ vật chỉ là một trò chơi. Cảm xạ học mang đến cho con người nhiều lợi ích thiết thực hơn thế. Ngoài tác dụng tốt cho tâm thể, cảm xạ còn giúp khai phá những khả năng tiềm ẩn của con người. Mỗi người chúng ta đều tiềm ẩn những sức mạnh đang ngủ yên. Một khi những sức mạnh ấy từ trong tiềm thức được bộc lộ, con người có nhiều khả năng tốt hơn, thậm chí có thể làm được những việc tưởng chừng như không thể, giúp họ dễ thành công hơn.

PV: Có người nói: Hết trò để chơi, nên cảm xạ lại xuất chiêu đi trên lửa. Ông thấy sao?

Ông Dư Quang Châu: Thực ra, đi trên lửa có từ hàng ngàn đời nay, nhưng thường gắn với hoạt động tôn giáo. Gần đây, một số đơn vị đào tạo kỹ năng nhằm tăng động lực cho học viên đã tổ chức đi trên lửa nhằm giúp các thành viên vượt lên chính mình. Đối với cảm xạ thì sau lửa than hồng còn ẩn chứa một lợi ích sâu xa hơn thế nữa.

Ngoài mục đích giúp học viên chiến thắng nỗi sợ hãi, tăng sự tự tin, lửa than hồng còn giúp học viên có được cơ thể lưu thông khí huyết, chữa một số bệnh như: hôi chân, ra mồ hôi tay, ra mồ hôi chân, suy giãn tĩnh mạch, lạnh sống lưng, mụn trứng cá, khô môi, nứt nẻ “gót sen”… Niềm hạnh phúc chữa khỏi một số bệnh khó trị, ví dụ như bệnh hôi chân hay ra mô hôi tay làm nhiều người như tìm thấy một trang đời mới - yêu đời hơn, mạnh dạn hơn, thoải mái hơn.

Lợi ích của việc đi chân trần trên lửa than hồng đã được chúng tôi theo dõi, quan sát kỹ lưỡng. Nó hoàn toàn có cơ sở khoa học, khi nhiệt độ của than hồng tác động tới các huyệt đạo dưới gan bàn chân là nơi phản ánh các cơ quan nội tạng của cơ thể. Đặc biệt, việc đi lửa than hồng tác động mạnh mẽ đến tuyến bài tiết, giúp nhiều người cảm nhận rõ cơ thể bớt nặng mùi và trở nên thơm tho dễ chịu… Tôi hy vọng rằng với những lợi ích thiết thực như vậy, việc đi lửa than hồng sẽ được nghiên cứu nghiêm túc với góc nhìn khoa học thì biết đâu sau này việc đi lửa trở nên phổ biến trong cộng đồng  và là một phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả mà lại rẻ tiền.

PV: Có ý kiến cho rằng, việc đi trên lửa của cảm xạ là trò lừa bịp. Ông  muốn nói gì không?

Ông Dư Quang Châu: Tôi sẵn sàng mời bất cứ những ai còn nghi ngờ, hãy đến để tiếp xúc với bộ môn này. Nếu nghĩ rằng đi lửa than hồng của cảm xạ là trò lừa bịp thì cứ đến với chúng tôi một lần để cảm nhận sức nóng bốc lên từ đống than hồng rực với nhiệt độ trên 500oC và cùng đi với chúng tôi trên đống lửa dài 5 mét đó, tôi chắc chắn họ sẽ nghĩ lại một cách trung thực hơn. Hồi trước, khi lần đầu tôi phát hiện ra rằng luyện tập cảm xạ có thể giúp mọi người hút được đồ vật trên cơ thể, thì cũng có ý kiến cho rằng việc hút đồ vật là bịp bợm.

Tuy nhiên, khi mà những “Người nam châm”, trong đó có cảm xạ viên Tạ Quang Thanh hiện là Giám đốc Cung văn hóa Thể Thao Thanh niên thành phố Hải Phòng đã liên tục nâng thành tích hút vật nặng và được mời biểu diễn trước hàng ngàn khán giả trong những chương trình ca nhạc lớn, thì sự nghi ngờ đó được giải tỏa.

PV: Xin chân thành cảm ơn ông!

Hà Dương (thực hiện)