Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đề xuất bơm tiền thực cho doanh nghiệp vượt Covid-19

06:18 | 21/05/2020

605 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo giới chuyên gia, chính sách hiện nay mới giúp giảm dòng tiền ra của doanh nghiệp, chưa hỗ trợ tăng dòng tiền vào để tồn tại qua dịch.

Giá vốn để sản xuất một thùng khẩu trang y tế là 700.000 đồng. Trong khi, giá bán theo quy định là một triệu đồng, giá "chợ đen" 2-3 triệu đồng và giá xuất khẩu là 17 triệu đồng. Ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM, Chủ tịch Hiệp hội nhựa TP HCM cho biết cơ hội là vậy nhưng các doanh nghiệp sản xuất khẩu vận hành hết công suất vẫn chưa tận dụng hết cơ hội.

"Một đơn hàng khẩu trang và găng tay y tế mà đối tác cần là cả tỷ chiếc nhưng ngặt nỗi doanh nghiệp sản xuất chủ yếu vừa và nhỏ nên thiếu tiền mua nguyên liệu, đầu tư thêm máy móc", ông Việt Anh nói. Giá dầu xuống thấp đã giúp giá hạt nhựa giảm sâu. Nếu có tiền, đây là thời cơ để tích trữ nguyên liệu vì dự báo giá hạt nhựa sẽ tăng lại sau khủng hoảng.

Để giúp doanh nghiệp vượt qua và tận dụng cơ hội mùa dịch như câu chuyện ngành khẩu trang y tế , Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều chính sách tài khóa như đưa ra gói giảm thuế và tiền thuê đất với 180.000 tỷ đồng, chi 62.000 tỷ đồng tiền mặt cho an sinh xã hội... Tính tổng thể quy mô gói kích thích tài khóa của Việt Nam hiện tương đương 4,3% GDP – xấp xỉ các nền kinh tế mới nổi khác.

Tuy nhiên, công bố tại một hội thảo sáng 20/5, nghiên cứu của Đại học Kinh tế - Luật và Viên Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng Đại học Quốc gia TP HCM (VNUHCM-IBT) cho rằng các gói kích thích hiện có tác động giới hạn đối với doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Các chính sách chỉ làm giảm hoặc ngăn dòng tiền ra của doanh nghiệp, chưa có chính sách hỗ trợ làm tăng dòng tiền vào của doanh nghiệp.

Sẽ có những doanh nghiệp đã phải ngưng hoạt động và có thể giải thể hoặc phá sản trước khi cải thiện được dòng tiền. Vì vậy, chính sách tạo dòng tiền vào cho doanh nghiệp quan trọng và sẽ mang lại hiệu quả hơn. "Nói cách khác, phải bơm tiền thực cho doanh nghiệp mới tạo nhiên liệu kích hoạt cỗ máy kinh doanh tái khởi động", nhóm chuyên gia khuyến nghị.

Theo VNUHCM-IBT, hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các ngân hàng thương mại có ưu điểm là hạn chế nợ xấu nhưng nhược điểm là không phải đối tượng nào cũng tiếp cận được. "Để giải quyết khó tiếp cận vốn cho doanh nghiệp thì có thể thực hiện chuyển dịch rủi ro của chủ nợ về phía chính phủ", Tiến sĩ Trần Hùng Sơn, Phó viện trưởng VNUHCM-IBT, nhận định.

Cụ thể, chính phủ có thể thực hiện thông qua các định chế tài chính thuộc sở hữu nhà nước hoặc mở rộng các chương trình bảo lãnh tín dụng của nhà nước sang các ngân hàng tư nhân nhưng trên cơ chế đồng chia sẻ để hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức trong cấp phát tín dụng.

Trông chờ giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Đề xuất bơm tiền thực cho doanh nghiệp vượt Covid-19
Cao tốc La Sơn - Túy Loan nối tỉnh Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng sắp thông xe. Ảnh: Võ Thạnh

Để giải quyết khủng hoảng nói chung, theo các chuyên gia, công cụ chính là chính sách tài khóa, còn chính sách tiền tệ sẽ đóng vai trò hỗ trợ. Việt Nam là nước có độ mở thương mại lớn và có mối tương quan dương với trăng trưởng GDP nhưng hầu hết đối tác thương mại lớn vẫn đang áp dụng biện pháp phong toả. Vì vậy tăng trưởng ngăn hạn rất cần nội lực.

Tuy nhiên nội lực tiêu dùng và đầu tư tư nhân đang suy giảm mạnh và sẽ chậm hồi phục do mức độ tổn thương lớn, nên tăng trưởng trong thời gian tới phụ thuộc vào chi tiêu công. Các chuyên gia đề xuất nhanh chóng khơi thông dòng vốn 700.000 tỷ đồng đầu tư công trong năm 2020.

Ý kiến này đươc Tiến sĩ Lê Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương đồng tình. "Tôi nghĩ vấn đề then chốt của chính sách tiền tệ là chính sách tài khoá, 700.000 tỷ mà ra được thị trường, chính sách tài khoá đi trước, tức ra được tiền thì mới hỗ trợ được chính sách tiền tệ", ông Tú Anh bình luận.

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, kết quả giải ngân 4 tháng đầu năm 2020 đạt 18% trong tổng lượng vốn gần 700.000 tỷ đồng, tức cao hơn cùng kỳ năm ngoái. "Cần đôn đốc nhà thầu thi công và sớm hoàn thành các thủ tục để giải ngân kịp thời", ông Phương nói.

Nhóm nghiên cứu của VNUHCM-IBT cho rằng, việc lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế cần đặt trong tầm nhìn trung hạn với các giải pháp phi truyền thống, thậm chí khác biệt với chính sách đã từng được áp dụng trong quá khứ vì bản chất khủng hoảng do Covid-19 khác với các khủng hoảng trong quá khứ.

Ví dụ, về trung hạn, có thể tính đến việc cho phép doanh nghiệp chuyển lỗ về năm trước và bố trí một khoản mục chi tái thiết kinh tế trong dự toán ngân sách thời kỳ 2021-2026 dưới hình thức "Chi đầu tư phát triển".

Ngoài ra, cần cân nhắc điều hành tăng chỉ tiêu lạm phát 4% của năm nay để Ngân hàng Nhà nước có dư địa đủ lớn cho việc nới lỏng tiền tệ và cắt giảm lãi suất, không chỉ dừng lại ở lãi suất liên ngân hàng mà phải đảm bảo tác động làm hạ thấp mạnh hơn nữa lãi suất cho vay kể cả lãi suất của các món nợ cũ.

Nghiên cứu cho rằng, triển vọng kinh doanh và tốc độ giải ngân thời gian qua cho thấy mục tiêu tăng trưởng tín dụng 9-14% năm nay khó đạt được. Vì vậy, thay vì theo đuổi mục tiêu chung tăng trưởng tín dụng, cần hỗ trợ cho các ngành ưu tiên như công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu, thương mại, thuỷ sản, nông nghiệp.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết việc điều hành chính sách tiền theo thông tư 01 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy ngay trong dịch. Theo ông, hầu hết doanh nghiệp cần sự hỗ trợ đã tiếp cận được.

Ông Tú nhận định, quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt đã được kiểm nghiệm trong 10 năm qua là phù hợp. Khi nền kinh tế cần nhiều vốn hơn thì cung ứng tiền, tăng thanh khoản, giảm lãi suất. Khi có dấu hiệu bất ổn lạm phát thì siết tín dụng. "Sắp tới, chúng tôi vẫn sẽ điều hành linh hoạt như thế", ông Tú nói.

Theo VNE

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,000 89,000
AVPL/SJC HCM 87,000 89,000
AVPL/SJC ĐN 87,000 89,000
Nguyên liệu 9999 - HN 86,700 87,100
Nguyên liệu 999 - HN 86,600 87,000
AVPL/SJC Cần Thơ 87,000 89,000
Cập nhật: 23/10/2024 08:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 86.300 87.600
TPHCM - SJC 87.000 89.000
Hà Nội - PNJ 86.300 87.600
Hà Nội - SJC 87.000 89.000
Đà Nẵng - PNJ 86.300 87.600
Đà Nẵng - SJC 87.000 89.000
Miền Tây - PNJ 86.300 87.600
Miền Tây - SJC 87.000 89.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 86.300 87.600
Giá vàng nữ trang - SJC 87.000 89.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 86.300
Giá vàng nữ trang - SJC 87.000 89.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 86.300
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 86.200 87.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 86.110 86.910
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 85.230 86.230
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 79.290 79.790
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 64.000 65.400
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 57.910 59.310
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 55.300 56.700
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 51.820 53.220
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 49.650 51.050
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 34.940 36.340
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 31.380 32.780
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 27.460 28.860
Cập nhật: 23/10/2024 08:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,580 8,770
Trang sức 99.9 8,570 8,760
NL 99.99 8,645
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,670 8,780
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,670 8,780
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,670 8,780
Miếng SJC Thái Bình 8,700 8,900
Miếng SJC Nghệ An 8,700 8,900
Miếng SJC Hà Nội 8,700 8,900
Cập nhật: 23/10/2024 08:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,532.77 16,699.77 17,235.54
CAD 17,888.59 18,069.29 18,649.00
CHF 28,594.44 28,883.28 29,809.93
CNY 3,471.63 3,506.69 3,619.20
DKK - 3,614.66 3,753.09
EUR 26,759.46 27,029.75 28,226.76
GBP 32,158.32 32,483.15 33,525.30
HKD 3,180.47 3,212.60 3,315.67
INR - 300.94 312.97
JPY 162.40 164.04 171.84
KRW 15.90 17.66 19.17
KWD - 82,569.85 85,871.02
MYR - 5,812.65 5,939.43
NOK - 2,273.81 2,370.35
RUB - 250.57 277.39
SAR - 6,737.16 7,006.52
SEK - 2,357.65 2,457.75
SGD 18,798.46 18,988.34 19,597.54
THB 669.00 743.34 771.80
USD 25,062.00 25,092.00 25,452.00
Cập nhật: 23/10/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,100.00 25,120.00 25,452.00
EUR 26,818.00 26,926.00 28,046.00
GBP 32,213.00 32,342.00 33,329.00
HKD 3,187.00 3,200.00 3,306.00
CHF 28,684.00 28,799.00 29,683.00
JPY 164.04 164.70 172.06
AUD 16,514.00 16,580.00 17,087.00
SGD 18,873.00 18,949.00 19,494.00
THB 735.00 738.00 771.00
CAD 17,942.00 18,014.00 18,545.00
NZD 14,993.00 15,496.00
KRW 17.55 19.31
Cập nhật: 23/10/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25180 25180 25452
AUD 16595 16695 17257
CAD 17990 18090 18642
CHF 28902 28932 29739
CNY 0 3527 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3638 0
EUR 27013 27113 27991
GBP 32456 32506 33608
HKD 0 3220 0
JPY 165.01 165.51 172.02
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.9 0
LAK 0 1.054 0
MYR 0 5974 0
NOK 0 2304 0
NZD 0 15151 0
PHP 0 408 0
SEK 0 2395 0
SGD 18910 19040 19761
THB 0 701.9 0
TWD 0 772 0
XAU 8700000 8700000 8900000
XBJ 7900000 7900000 8500000
Cập nhật: 23/10/2024 08:00