Đắp thuốc nam chữa trĩ, 2 người bị hoại tử hậu môn
Chuẩn bị mổ tử thi, nam bệnh nhân bỗng thở và sống lại |
Bệnh viện E cứu sống bệnh nhân bị đâm thấu tim |
Lấy cuộn dây cước câu cá “bỏ quên” 11 năm trong niệu đạo bệnh nhân |
Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ tiếp nhận hai bệnh nhân gần như cùng thời điểm. Cả hai khi nhập viện đều trong tình trạng nhiễm trùng nặng, hoại tử hậu môn.
Khai thác bệnh sử, một bệnh nhân cho biết đã bị trĩ 12 năm qua. Sau khi nghe người quen mách có bài thuốc nam chữa trị, vậy là chị làm theo. Nhưng đắp được 6 ngày, chỗ tổn thương đau nhiều hơn, phải đến BV Đa khoa Phú Thọ cấp cứu.
Các cấp độ của bệnh trĩ |
Khác với bệnh nhân đầu tiên, bệnh nhân thứ hai mới bị trĩ khoảng một năm nay. Ngại đến bệnh viện điều trị, chị mua thuốc nam gồm 2 gói, "gói màu xanh bôi cho rụng trĩ, gói màu trắng sau khi rụng trĩ thì bôi để mau lành". Chị làm theo lời người bán thuốc dặn, chỉ được 4 ngày đắp, đau quá chị phải vào viện.
Đề điều trị cho hai bệnh nhân, các bác sĩ BV Đa khoa Phú Thọ đã phải mổ cắt trĩ cho cả hai bệnh nhân. Theo bác sĩ Nguyễn Quang Hòa, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp cả hai bệnh nhân đều bị trĩ ở giai đoạn nhẹ song không đến bệnh viện mà tự ý điều trị bằng thuốc nam nên bệnh nặng hơn. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng, hậu môn bị hoại tử.
Bác sĩ khuyên người dân có những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn, cần đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
Trĩ là bệnh phổ biến tại Việt Nam, hơn 50% dân số mắc phải và ngày càng tăng do lối sống, sinh hoạt. Bệnh thường gặp ở người làm công việc nặng nhọc, phụ nữ thời kỳ sinh đẻ, người hay dùng chất cay nóng. Cường độ làm việc quá nhiều, căng thẳng, thức khuya, sinh hoạt đảo lộn, ăn uống không đúng giờ, ăn uống không lành mạnh, nhiều rượu bia, ngồi nhiều ít vận động... là yếu tố gây bệnh.
Biểu hiện ban đầu và thường gặp nhất của bệnh là đại tiện ra máu. Chảy máu thường xảy ra ở bệnh nhân có kèm theo táo bón. Người bệnh cũng có thể bị sa búi trĩ, là triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh chuyển biến nặng. Ở độ 2, búi trĩ sa xuống rồi có thể tự co lên được, đến độ 3 trĩ sa xuống phải dùng tay nhét vào. Ở độ 4, trĩ sa hoàn toàn. Một số bệnh nhân có thể đau rát hậu môn khi đi vệ sinh, táo bón hoặc tiêu chảy. Khi xảy ra các triệu chứng như vậy, bệnh nhân phải đi bệnh viện khám chữa trị.
Để tránh bệnh trĩ, theo các bác sĩ quan trọng nhất là chế độ ăn tránh táo bón, ăn nhiều rau xanh để tăng tính nhuận tràng, giảm các chất kích thích như ớt, bia rượu. Đặc biệt chú ý vận động đều đặn, tránh ngồi nhiều và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Nguyễn Bách
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị