Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đằng sau các vụ tấn công dồn dập vào lãnh sự quán Mỹ ở Bắc Phi

13:53 | 12/09/2012

598 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Các vụ tấn công dồn dập vào các cơ quan ngoại giao Mỹ đặt tại Ai Cập và Libya mới đây đã làm dấy lên những lo ngại căng thẳng quan hệ giữa Washington và thế giới Ả Rập.

Vì một bộ phim?

Những người biểu tình Ai Cập và Libya mới đây đã tấn công vào lãnh sự quán Mỹ đặt tại các nước này và bắn chết một nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở TP. Benghazi, Libya.

Theo Reuters, một số tay súng đã bắn vào tòa nhà, trong khi những người khác ném bom tự chế vào tòa lãnh sự, gây ra những vụ nổ nhỏ. Khắp tòa lãnh sự đều có những đám cháy. Nhiều người hôi của xông vào cướp tài sản của lãnh sự quán sau khi nơi đây hoàn toàn bỏ trống bởi những nhà ngoại giao của Mỹ đã được di tản đến nơi an toàn để tránh các cuộc đụng độ với người biểu tình.

Chính phủ Libya đã phái lực lượng an ninh để trấn áp biểu tình, gây nên cuộc đối đầu giữa quân đội chính phủ và người dân.

Lãnh sự quán Mỹ ở TP. Benghazi, Libya bị người biểu tình tấn công

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một tuyên bố vào chiều ngày hôm qua (11/9) đã xác nhận về cái chết của nhà ngoại giao Mỹ và lên án các vụ tấn công nhằm vào lãnh sự quán ở Benghazi.

Bạo lực ở Benghazi tiếp nối sau sự kiện hàng trăm người Hồi giáo cực đoan ở Ai Cập đã tuần hành đến đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Cairo, tập trung bên ngoài và hô khẩu hiệu phản đối một bộ phim mà theo họ đã “xúc phạm nhà tiên tri Mohammed”, phản đối nước Mỹ. Một số người sau đó leo vào bên trong khuôn viên sứ quán, thay cờ Mỹ bằng một lá cờ Hồi giáo.

Bộ phim chọc giận thế giới Ả rập nói trên có tên là “Innocence of Muslims” (Sự ngây thơ của người Hồi giáo) do một người Mỹ gốc Israel đạo diễn và sản xuất. Trong bộ phim, đạo Hồi đã được miêu tả như là “một tôn giáo đáng ghét” và “một khối ung thư”. Bộ phim đã được những người Ai Cập sống tại Mỹ và có tư tưởng chống Hồi giáo đã quảng bá bộ phim này. Đoạn trailer của phim đã xuất hiện trên YouTube bằng tiếng Ả Rập.

Bộ phim cũng được mục sư Terry Jones ở Florida ủng hộ. Điều đáng nói là chính ông này là căn nguyên gây ra các cuộc biểu tình bạo động ở Afghanistan năm 2010 vì đã đe dọa đốt kinh Koran. Ông này cũng là người phản đối kịch liệt việc xây dựng một đền thờ Hồi giáo gần khu vực Ground Zero, nơi tòa Tháp đôi sụp đổ trong vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, ở New York.

Về nguyên nhân tấn công lãnh sự Mỹ ở Benghazi – thành phố lớn thứ 2 Libya và là cái nôi của biểu tình chống chế độ cựu Tổng thống Gaddafi, Abdel-Monem Al-Hurr, phát ngôn viên của Ủy ban An ninh tối cao Libya cho rằng: "Có một mối liên hệ giữa cuộc tấn công này và các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Cairo."

Trong khi đó, một quan chức Mỹ giấu tên ở Washington, cho biết ông không tin rằng hai sự kiện trên có liên quan với nhau.

"Đòn đau" với Washington

Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì các vụ việc ở Ai Cập và Libya đã dấy lên những lo ngại về làn sóng chống Mỹ trong thế giới Ả Rập bởi đây không phải là lần đầu tiên, các cơ quan ngoại giao, quân sự của Mỹ đặt tại các nước Hồi giáo bị tấn công đổ máu mà tất cả đều bắt nguồn từ lý do người Mỹ đã "xúc phạm" kinh Koran, xúc phạm nhà tiên tri Mohammed. 

Gần đây nhất, vụ đốt kinh Koran ở một căn cứ quân sự Mỹ hồi cuối tháng 2 ở Aghanistan đã “châm lửa hận” của người dân nước này và đẩy mối quan hệ giữa Afghanistan với Mỹ và các đồng minh phương Tây vào thời kỳ tồi tệ nhất. Và mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải lên tiếng xin lỗi và các binh sỹ Mỹ tham gia vào vụ đốt kinh cũng như tiểu tiện lên thi thể các tay súng Taliban đã bị kỷ luật nhưng vẫn không nguôi được sự phẫn nộ của người Afghanistan cũng như nước láng giềng Pakistan.

Người biểu tình Ai Cập xé cờ Mỹ ở đại sứ quán Mỹ tại Cairo

Hơn nữa, vụ tấn công đại sứ quán và đốt cờ Mỹ ở Ai Cập đã xảy ra ở một thời điểm nhạy cảm trong quan hệ Washington – Cairo, khi Mỹ đang nỗ lực “kết thân” với chính phủ của Tổng thống Mursi.

Tuần trước, Mỹ cho biết họ đã tiến gần đến một thỏa thuận xóa nợ 1 tỷ USD cho Ai Cập. Đồng thời, Washington cũng đã ra tín hiệu ủng hộ khoản vay 4,8 tỷ USD mà Cairo đang “cạy cục” Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

“Tôi khuyến cáo các bạn đừng vẽ ra quá nhiều kết luận trong khi chúng tôi đang đạt được nhiều tiến triển tích cực trong mối quan hệ với Ai Cập”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland cho biết.

“Một trong những điều về nước Ai Cập mới là biểu tình được cho phép ở đây”, bà Victoria nói. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh “đó là những cuộc biểu tình ôn hòa, không phải là như những gì đã xảy ra bên ngoài lãnh sự quán Mỹ”.

Washington có một sứ mệnh lớn ở Ai Cập, một phần vì chương trình viện trợ khổng lồ theo Mỹ theo hiệp ước hòa bình mà Cairo đã ký với Tel Aviv năm 1979. Hiện tại, Mỹ vẫn là nhà tài trợ lớn nhất của Ai Cập với số tiền viện trợ kinh tế và quân sự lên đến 1,3 tỷ USD.

Linh Phương(tổng hợp)