Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cướp biển Somali hoạt động như thế nào? (Phần 3)

14:00 | 23/01/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong thời gian ngắn, cướp biển Somali chiếm giữ hàng chục tàu cùng thủy thủ đoàn làm con tin thu về hàng triệu USD tiền chuộc. Thậm chí ngay cả tàu chiến của hải quân một số nước tới vùng biển Somalia để chống cướp biển, đôi khi cũng trở thành mục tiêu của hải tặc.
cuop bien somali hoat dong nhu the nao phan 3 Cướp biển Somali hoạt động như thế nào? (Phần 2)
cuop bien somali hoat dong nhu the nao phan 3 Cướp biển Somali hoạt động như thế nào? (Phần 1)

Ngay cả khi Hải quân Liên minh châu Âu có mặt tại vùng biển sóng gió này, cướp biển Somali cũng tấn công chiếc tàu là tàu chở hàng, mang cờ Trung Quốc có tên là De Xin Hai. Họ nhìn thấy tận mắt ít nhất 2 tên cướp biển lao lên boong con tàu này. Vụ cướp diễn ra vào sáng sớm 19/10 trên vùng biển Ấn Độ Dương, cách bờ biển Somali khoảng 1.100km về phía Bắc, trên tàu có 25 thuỷ thủ và tất cả đều mang quốc tịch Trung Quốc. Vụ cướp tàu châu Á lần này diễn ra chỉ đúng 4 ngày sau khi cướp biển Somali bắt được chiếc tàu chở hàng container, mang cờ Singapore và có tên là Kota Wajar.

Vụ cướp đó diễn ra từ 15/10 trên vùng biển Ấn Độ Dương, cách đảo Seychelles khoảng 480km về phía Bắc. Trong thời gian ngắn, chúng chiếm giữ hàng chục tàu cùng thủy thủ đoàn làm con tin thu về hàng triệu USD tiền chuộc. Thậm chí ngay cả tàu chiến của hải quân một số nước tới vùng biển Somalia để chống cướp biển, đôi khi cũng trở thành mục tiêu của hải tặc. Một nhóm cướp biển bị bắt quả tang ngay tại trận khi đang tìm cách cướp một tàu chở hàng hồi tháng 11/2008, đã nổ súng vào hai tàu hải quân hoàng gia Anh, vốn chở đầy lính đặc công được vũ trang súng máy. Trong trận này, bọn tội phạm Somali đã “ăn đủ”.

cuop bien somali hoat dong nhu the nao phan 3

Đặc nhiệm Pháp dùng trực thăng đổ bộ để bắt cướp biển Somali

Chập tối ngày 12/11/2010, một toán cướp biển đã dùng ca nô để đuổi theo một tuần dương hạm của Hải quân Kenya khi tầu này đang tuần tra ở khu vực cách cảng Kilifi 20 hải lý. Những tên cướp biển cố trèo lên boong tàu và trong cuộc đụng độ với thủy thủ đoàn 3 tên đã bị bắn chết ngay tại chỗ. Một tên khác bị thương và nhảy xuống biển. Những tên còn lại trên ca nô đã quay đầu tẩu thoát.

Cảnh sát quốc đảo Seychelles phát hiện xác 2 nhân viên an ninh Mỹ chết trên một tàu thủy bị cướp biển Somali bắt cóc. Hai nhân viên an ninh Mỹ kể trên là Jeffrey Reynolds và Mark Kennedy, đều 44 tuổi, được phát hiện chết trong buồng lái con tàu Maersk Alabama tại cảng Victoria trên vùng biển thuộc quốc đảo Seychelles tại Ấn Độ Dương.

Cảnh sát quốc đảo Seychelles cho biết, 2 nạn nhân kể trên làm việc cho cơ quan an ninh Trident trụ sở ở Mỹ. Những cựu quân nhân thường được thuê để đảm bảo an ninh cho các tàu thuyền đi lại ngoài khơi Somalia trước bọn cướp biển. Tàu Maersk Alabama thuộc công ty có trụ sở tại Norfolk chuyên vận tải lương thực cho chương trình “Lương thực vì hòa bình” do chính phủ Mỹ trợ giúp các nước đông Phi. Cảnh sát quốc đảo Seychelles cho biết họ sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi để tìm ra nguyên nhân cái chết.

cuop bien somali hoat dong nhu the nao phan 3

Thuyền của bọn cướp biển bị lực lượng chống hải tặc đa quốc gia bắt giữ.

Thủ đoạn của cướp biển

Khi bị truy đuổi tại Vịnh Eden, những nhóm cướp biển Somali thường trang bị bằng súng máy và súng trường Kalashnikov đã dạt xuống phía nam Ấn Độ Dương. Tại đây chúng tiếp tục hoành hành ở khu vực biển thường được gọi là lưu vực Somali. Thách thức đầu tiên và cũng là lớn nhất mà lực lượng chống hải tặc đa quốc gia gặp phải là vấn đề địa lý. Các tàu hải quân quốc tế này phải tuần tra trên một khu vực biển có diện tích rộng lớn. Thông thường họ hoạt động cách các tàu bị hải tặc Somali tấn công vài ngày đi đường, nên mọi sự can thiệp đều quá muộn. Khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng không kịp đến để ứng phó. Vì lý do này nên có rất ít cơ hội để có thể "bắt quả tang" cướp biển đang đổ bộ lên một chiếc tàu chở hàng. Ngay cả khi có cơ hội đó thì họ cũng không thể làm được gì nhiều, vì họ không thể tuỳ ý sử dụng hoả lực có trên tàu để tấn công hải tặc.

Lực lượng chức năng phải thực hiện công việc pháp lý bằng phương tiện quân sự. Nhưng những tên cướp biển cướp biển đối phó rất linh hoạt và tỏ ra rất "quái". Chúng thường đi trên hai chiếc xuồng hoặc tàu cao tốc nhỏ chỉ dài vài mét và một con tàu mẹ lớn hơn một chút, trên đó chở thực phẩm, nhiên liệu và đạn dược. Nếu nhìn thấy tàu hải quân quốc tế áp sát, chúng sẽ nhanh chóng vứt bỏ toàn bộ vũ khí hay bộ đàm vệ tinh và theo luật thì lính hải quân không có cớ gì để bắt giữ chúng. Khi đổ bộ lên tàu cướp biển, thường lực lượng hải quân không thu được chứng cứ. Lực lượng chống cướp biển cho biết một trường hợp điển hình khi chiếc xuồng cao tốc chở cướp biển bị phát hiện đang áp sát một tàu buôn để chuẩn bị đổ bộ tấn công, khi thấy có tàu hải quân quốc tế can thiệp, những tên hải tặc lập tức bỏ chạy khỏi hiện trường nhưng bất thành.

Tuy nhiên, toàn bộ vũ khí trang bị chúng vứt xuống biển. Khi lực lượng chức năng đổ bộ lên con xuồng đó thì không phát hiện bất cứ thứ gì liên quan đến hải tặc. Chúng khai là các ngư dân, nhưng chẳng có gì chứng minh được chúng làm nghề đó, không cá, không có cả mùi cá hay dụng cụ đánh cá. Với gì lực lượng chức năng chứng kiến, thì rõ ràng là chúng đã thực hiện vụ cướp biển nhưng vẫn không đủ bằng chứng cho mở một phiên toà và đó là trận đánh không thành công của cả hai bên.

(Còn tiếp)

Hòa Thu