Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cuộc chiến "vàng đen" sôi sục và sự ngập ngừng "đắt giá" của Trung Quốc

08:02 | 06/12/2021

3,772 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mối bất hòa giữa OPEC+ và các nước tiêu thụ dầu thô lớn dẫn đầu là Mỹ đang khiến cho thị trường "vàng đen" thêm sôi sục.
Cuộc chiến "vàng đen" sôi sục và sự ngập ngừng "đắt giá" của Trung Quốc

Không còn những chuyến lái xe đi câu cá, không còn thường xuyên đi ăn nhà hàng, và thậm chí những chuyến đi thăm người thân cũng phải hạn chế. Người dân Mỹ đang phải cố gắng thích nghi với thời kỳ giá nhiên liệu tăng cao, theo tờ New York Times.

Giá xăng dầu ở Mỹ đã vọt lên mức kỷ lục kể từ năm 2014, ở mức trung bình 3,41 USD/gallon (1 gallon bằng 3,78 lít). Thậm chí, một số nơi giá xăng lên tới 7,59 USD/gallon.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 1
Người dân Mỹ đang phải cố gắng thích nghi với thời kỳ giá nhiên liệu tăng cao (Ảnh: AFP).

Giá nhiên liệu tăng kỷ lục khiến cho hàng triệu chủ sở hữu ô tô tại Mỹ "đau ví". Nhiều chủ xe đã phải thay đổi lối sống hàng ngày để thích ứng hoặc tìm đến những điểm bán nhiên liệu rẻ hơn nhằm tiết kiệm vài USD cho mỗi lần đổ xăng.

Ông Kevin Altman, một người đã về hưu sống tại thành phố Vallejo, chia sẻ ông phải trả 50 USD để đổ đầy bình xăng chiếc Jeep, nhưng số xăng này chỉ đủ dùng trong 2 ngày. Ông cũng đã phải tạm dừng đi câu cá ở thành phố gần đó để tiết kiệm tiền xăng. Chuẩn bị cho Giáng sinh năm nay, gia đình ông cũng chọn mua sắm trực tuyến thay vì mua trực tiếp như trước kia.

Chi phí nhiên liệu đặc biệt ảnh hưởng tới những người làm việc trong ngành vận tải hoặc lĩnh vực liên quan. Ông Mahmut Sonmez, chủ công ty chuyên dịch vụ cho thuê ô tô tại New Jersey, cho biết chi phí nhiên liệu lên tới 800 USD mỗi tuần, trong khi tổng doanh thu trước thuế chỉ đạt 2.500 USD.

Để tiết kiệm, ông Sonmez đã phải chuyển đến sống ở căn hộ với giá thuê rẻ, dừng dịch vụ truyền hình cáp, đổi mạng di động rẻ hơn. Ông cho biết nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng, ông sẽ cân nhắc chuyển sang công việc khác để có thể trả các loại hóa đơn.

Nước Mỹ đang đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong vòng 30 năm. Ngay cả khi giá dầu thô giảm, người tiêu dùng vẫn chịu nhiều sức ép trong dài hạn. Nhiều dự đoán cho rằng nhu cầu có thể tiếp tục tăng cao vào năm 2022. Do đó, Mỹ muốn đảm bảo nguồn cung năng lượng toàn cầu và không để giá cả kìm chân đà phục hồi kinh tế thế giới.

CUNG KHÔNG THEO KỊP CẦU

Giá nhiên liệu tăng vọt một phần do biến động thị trường cung cầu. Nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh trong những tháng đầu đại dịch vào năm ngoái khiến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu lớn như Nga (gọi tắt OPEC+) đã phải cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 2
OPEC+ đã buộc phải cắt giảm sản lượng kỷ lục khi nhu cầu xuống thấp vào năm ngoái (Ảnh: Getty).

Theo giới chuyên gia, nhu cầu và giá dầu đã lao dốc trong thời kỳ phong tỏa vì đại dịch. Tuy nhiên, khi các nền kinh tế trên thế giới vực dậy từ cuộc khủng hoảng, nhu cầu bật tăng nhanh trở lại trong khi nguồn cung không thể theo kịp.

"Khi nhu cầu phục hồi nhưng một số nguồn cung bị mất đi trong dài hạn, giá cả sẽ tăng lên và người dân bị ảnh hưởng trực tiếp", Andy Lipow, Chủ tịch Hiệp hội Dầu Lipow, nhận định.

Tại Mỹ, nhu cầu nhiên liệu suy giảm dẫn tới các công ty thu hẹp hoạt động khai thác. Trong mùa hè 2020, số lượng giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ giảm gần 70%.

Thế nhưng trong 12 tháng qua, nhu cầu dầu mỏ hồi phục nhanh hơn khả năng phục hồi sản lượng của OPEC. Điều này đã đẩy giá dầu thô tăng lên gấp đôi, có lúc đạt đến mức 85 USD/thùng.

Việc Mỹ đóng cửa một số nhà máy lọc dầu lớn trong khoảng thời gian dịch bệnh cũng ảnh hưởng xấu tới nguồn cung. Từ đầu năm 2020, số cơ sở lọc dầu bị đóng cửa chiếm khoảng 5% công suất của nước này.

Thêm vào đó, hai cơn bão Ida và Nicholas đã làm hư hại cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Mỹ ở Vịnh Mexico, khiến nguồn cung dầu bị thắt chặt hơn nữa. Tình trạng thiếu than cũng khiến các quốc gia ở châu Á tăng nhu cầu sử dụng dầu. Giá khí đốt tự nhiên tăng cao là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu đối với dầu mỏ.

Theo Reuters, ông Louise Dickson - nhà phân tích thị trường dầu mỏ cấp cao tại Rystad Energy - cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa thể dịu xuống. Ông dự báo đà tăng sẽ kéo dài đến hết năm nay. Bởi nguồn cung vẫn chưa thể theo kịp nhu cầu.

"Giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong vòng 8 năm do nhu cầu được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Cùng với đó là nỗi lo ngại về nguồn cung sụt giảm", ông Tapan Patel, nhà phân tích cấp cao tại HDFC Securities, lý giải.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 3
Giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong vòng 8 năm (Ảnh: Reuters).

CUỘC ĐỐI ĐẦU GIỮA MỸ VÀ OPEC+

Trong một thời gian tương đối dài, Nhà Trắng và các quan chức chính phủ Mỹ đã hối thúc OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, khi các nền kinh tế trên toàn cầu bắt đầu phục hồi sau giai đoạn đóng cửa để phòng ngừa đại dịch Covid-19.

Tổng thống Mỹ Joe Biden thẳng thắn đổ lỗi cho sự miễn cưỡng của OPEC+ trong việc bơm thêm dầu là nguyên nhân khiến giá năng lượng ở Mỹ và thế giới tăng mạnh. Nhà Trắng cho rằng OPEC+ đang ngáng chân nền kinh tế toàn cầu khi không chịu cung ứng thêm dầu thô ra thị trường, đồng thời cảnh báo Washington sẵn sàng sử dụng "mọi công cụ" cần thiết để hạ giá nhiên liệu.

Tuy nhiên, trong nhiều cuộc họp gần đây, OPEC+ vẫn kiên quyết giữ nguyên kế hoạch tăng dần sản lượng khoảng 400.000 thùng/ngày đến cuối năm 2022 như đã đưa ra trước đó, chứ không "xả van" như kỳ vọng của các nhà phân tích.

Quyết định này đã đẩy giá dầu của Mỹ hồi đầu tháng 10 lên mức cao nhất kể từ năm 2014. Trong phiên 4/10, giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,3%, đóng cửa ở mức 77,62 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng tăng 2,5%, đạt 81,26 USD/thùng, cao nhất trong 3 năm.

"Quyết định được đưa ra trước đây là tăng sản lượng 400.000 thùng một ngày hàng tháng cho đến cuối năm 2022. Hôm nay, nó được nhắc lại", Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết hôm 4/10.

Khi được hỏi lý do không tăng sản lượng, dù có những lời phàn nàn và yêu cầu từ Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak trả lời rằng, OPEC+ đang "duy trì sự cân bằng thị trường và vẫn cảnh giác với những khả năng biến động về nhu cầu".

"Từ tháng 8 đến nay, chúng tôi đã bổ sung 2 triệu thùng cho thị trường. Vì vậy, theo kế hoạch, chúng tôi đang cung cấp ngày càng nhiều hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu giảm theo mùa trong quý IV và đầu năm sau. Đã có một số dấu hiệu sụt giảm nhu cầu ở EU vào tháng 10", ông Novak nhấn mạnh.

Một lý do khác được OPEC+ đưa ra là nhu cầu dầu toàn cầu vẫn đang chịu áp lực từ biến thể Delta, do việc duy trì các hạn chế khác nhau ở một số quốc gia. Và thực tế, sự xuất hiện của biến thể Omicron gần đây cũng là một biến số đối với quyết định của OPEC+.

QUYẾT ĐỊNH LỊCH SỬ CỦA MỸ NHƯ "MUỐI BỎ BỂ"?

Sau 3 tháng liên tục kêu gọi OPEC+ cung thêm dầu vào thị trường nhiều hơn không thành, mới đây Mỹ đã có một tuyên bố mang tính lịch sử đó là "xả" 50 triệu thùng dầu dự trữ chiến lược và phối hợp cùng các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh "xả kho" nhằm hạ nhiệt giá "vàng đen".

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 4
Tổng thống Mỹ Biden vừa tuyên bố xả kho dữ trữ dầu của Mỹ nhằm hạ nhiệt giá dầu (Ảnh: Getty).

Đây là một động thái phối hợp chưa từng có tiền lệ giữa các nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới, đánh dấu lần đầu tiên trong hai thập kỷ, một Tổng thống Mỹ chọn sử dụng nguồn dự trữ này để điều chỉnh hạ giá năng lượng, thay vì giải quyết nguồn cung bị gián đoạn.

Tuy nhiên, ngoài 50 triệu thùng dầu mà Mỹ tuyên bố đưa ra thị trường, bằng hơn 50% mức tiêu thụ hàng ngày trên toàn thế giới (theo Bộ Năng lượng Mỹ), thì các nước khác vẫn chưa có động thái đáng kể.

Theo Reuters, Ấn Độ cho biết họ sẽ giải phóng 5 triệu thùng dầu, trong khi Anh nói rằng họ sẽ cho xả tự nguyện 1,5 triệu thùng dầu từ các nguồn dự trữ tư nhân.

Riêng Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - mới chỉ cam kết sẽ xả kho nếu thấy cần thiết.

Các nhà phân tích cho rằng nếu những lời kêu gọi này được thực hiện, chúng cũng có thể giúp giá dầu xuống thấp hơn trong ngắn hạn. Và đương nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của OPEC+.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng cho rằng nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, động thái xả kho dầu dự trữ của Mỹ và các nước sẽ "như muối bỏ bể", không có nhiều tác dụng.

Thực tế, sau tuyên bố của Nhà Trắng hôm 23/11, giá dầu lại tăng mạnh lên mức cao nhất một tuần. Giá dầu kỳ hạn của WTI được giao dịch tăng hơn 0,3% ở mức hơn 78 USD/thùng khi kết thúc phiên ngày 24/11.

Giới quan sát đặt câu hỏi liệu số dầu Mỹ bơm thêm có đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tăng cao hay không.

Theo tính toán, việc Mỹ và các nước cùng nhau giải phóng kho dự trữ có thể giúp thị trường có thêm khoảng 70 triệu thùng. Song con số này cũng chỉ tương đương với 2,5 ngày sản lượng dầu mà OPEC+ bán ra.

Goldman Sachs mỉa mai, động thái giải phóng này của Mỹ và các nước cũng chỉ như "muối bỏ bể". Bởi trong 70 triệu thùng được cung ra có cả những hợp đồng hoán đổi, tức là cung ra rồi thu lại ngay. Do đó, lượng dầu xả ra trên thực tế cũng chỉ đạt khoảng 40 triệu thùng. Để hạ nhiệt giá "vàng đen" ngay, theo Goldman Sachs, phải cần "xả" tối thiểu 100 triệu thùng.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 5
Động thái xả 50 triệu thùng dầu của Mỹ vẫn như "muối bỏ bể", giá dầu vẫn tăng (Ảnh: Reuters).

Thượng nghị sĩ Mỹ John Barrasso cũng cho rằng việc Mỹ xả kho dự trữ dầu không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để. Thay vào đó, chính quyền ông Biden cần tập trung vào thúc đẩy sản xuất trong nước.

"Năn nỉ OPEC và Nga tăng sản lượng và sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược chỉ là nỗ lực trong tuyệt vọng. Chúng không thể thay thế sản xuất năng lượng của Mỹ", Thượng nghị sĩ Mỹ John Barrasso (đảng Cộng hòa) nhấn mạnh.

Chuyên gia phân tích kinh tế - tài chính Rick Newman cũng cho rằng chính quyền Biden không giải quyết bài toán cốt lõi là làm tăng nguồn cung cho thị trường một cách căn cơ hơn. Cụ thể, theo ông Newman, Mỹ hiện đang là quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn nhất thế giới, trên cả Nga lẫn Arabia Saudi, nhưng chính quyền Washington lại không hỗ trợ các công ty dầu khí gia tăng khai thác.

Theo tờ The Washington Post, việc tăng sản lượng khai thác dầu có thể giúp Mỹ vượt qua ảnh hưởng của OPEC và hạn chế ảnh hưởng địa chính trị của các quốc gia như Nga. Tuy vậy, cách này chỉ có ý nghĩa như một chính sách chuyển tiếp. Về dài hạn, Mỹ sẽ phải cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ bằng cách khuyến khích sử dụng ô tô điện, đầu tư vào giao thông công cộng nhiều hơn, cũng như đánh thuế khí đốt cao hơn.

OPEC+ VẪN BỎ NGỎ KHẢ NĂNG SIẾT CUNG

Trong cuộc họp hôm 2/12, OPEC+ đã tập trung cân nhắc việc có nên bơm thêm dầu vào thị trường trong tháng 1 như kế hoạch trước đó hay hạn chế nguồn cung trong bối cảnh lo ngại về biến thể Omicron.

Ngay cả trước khi Omicron xuất hiện, liên minh OPEC+ đã cân nhắc tác động từ việc Mỹ và các nước tiêu thụ lớn xả kho dầu dự trữ để điều chỉnh giá nhiên liệu, cùng với khả năng Iran tái gia nhập thị trường dầu mỏ.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 6
Dù giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày nhưng OPEC vẫn bỏ ngỏ khả năng điều chỉnh ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp (Ảnh: Reuters).

Nếu quyết định hạ mức tăng sản lượng hoặc tạm ngừng cung dầu thô ra thị trường, OPEC+ có thể đối đầu trực diện với Washington, đặc biệt là trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và thủ lĩnh OPEC là Arabia Saudi đang không mấy êm đẹp.

Theo Reuters, kết thúc cuộc họp 2/12, liên minh dầu mỏ OPEC+ đã nhất trí giữ nguyên kế hoạch sản lượng 400.000 thùng/ngày cho tháng 1/2022, bất chấp lo ngại về việc Mỹ giải phóng dự trữ dầu thô và biến chủng Omicron lây lan trên toàn cầu khiến giá dầu giảm mạnh.

Sau khi thỏa thuận được công bố, giá dầu Brent trong phiên 2/12 có lúc đã giảm xuống còn khoảng 66 USD/thùng, tụt xa khỏi mức đỉnh 3 năm (hơn 86 USD/thùng) xác lập hồi tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, kết phiên giá dầu đã lấy lại đà phục hồi trở lại mốc 70 USD/thùng khi nhóm này bỏ ngỏ khả năng điều chỉnh ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp.

Bà Rebecca Babin, nhà giao dịch năng lượng cấp cao tại CIBC Private Wealth US, cho biết các thị trường đang cố gắng giải nghĩa quá nhiều thông tin.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng sự kết hợp giữa những thông tin chưa chắc chắn xung quanh biến thể Omicron, nỗ lực của các chính phủ nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới và kỳ vọng về nguồn cung hơn đã khiến các nhà giao dịch phải cảnh giác.

Nhà Trắng cho biết họ hoan nghênh quyết định trên của OPEC+, song nói thêm rằng Mỹ không có kế hoạch xem xét lại quyết định giải phóng kho dự trữ dầu thô.

KỊCH BẢN GIÁ DẦU

Giá dầu Brent đã tăng 70% từ đầu năm nay nhưng bắt đầu giảm trong tháng 11 khi Mỹ và nhiều nước tiêu thụ dầu lớn khác đồng ý xả kho dự trữ chiến lược để kiềm chế đà tăng của nhiên liệu và lạm phát. Đà giảm của giá dầu gần đây là do số ca Covid-19 tăng vọt tại châu Âu và biến chủng Omicron đe dọa các hoạt động kinh tế.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 7
80 USD/thùng là mức giá mà OPEC+ kỳ vọng để có nguồn thu ổn định (Ảnh: Reuters).

Tuy nhiên, Goldman Sachs cho rằng việc giảm giá gần đây, cùng với lo ngại biến chủng Omicron làm giảm nhu cầu, là quá đà và cho rằng trong ngắn hạn, thị trường dầu cần thêm nhiều thông tin hơn về Omicron để hồi phục.

Goldman Sachs cũng cho rằng quyết định duy trì mức tăng sản lượng của OPEC+ sẽ không làm chệch nhịp tăng của thị trường. Ngân hàng này nhận thấy "rủi ro tăng giá rất rõ ràng" và dự báo giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 85 USD/thùng trong năm sau. Bởi các hãng sản xuất dầu đá phiến Mỹ sẽ thận trọng với kế hoạch tăng sản lượng trong năm 2022 do giá thời gian qua giảm. Bên cạnh đó, công suất dư thừa của OPEC sẽ còn giảm nhanh hơn nếu nhóm này quyết định đột ngột ngừng nâng sản lượng. Đặc biệt trong trường hợp không có thỏa thuận nào cho phép Iran bơm thêm dầu vào thị trường năm tới.

Để giá lên trên 80 USD/thùng, theo Goldman Sachs, thị trường cũng cần thêm nhiều bằng chứng cho thấy nguồn cung thắt chặt.

Trước đó, JPMorgan cũng đưa ra nhận định giá dầu có thể tăng tới 150 USD/thùng khi OPEC+ kiểm soát nguồn cung trước những lo ngại về biến thể Omicron. ngân hàng này cho rằng, xu hướng tăng của giá dầu sẽ được duy trì và giá có thể đạt 150 USD/thùng vào năm 2023 khi OPEC+ kiểm soát nguồn cung để bảo vệ giá dầu ở mức cao hơn.

Về đợt giảm gần đây sau khi xuất hiện biến chủng Omicron, JPMorgan cũng cho rằng phản ứng của thị trường hơi thái quá. "Chúng tôi cho rằng thị trường đang đánh giá quá cao về những tác động của biến thể Omicron đối với giá dầu trong kỳ nghỉ lễ của Mỹ", JPMorgan cho biết và cho rằng với việc OPEC+ nắm chắc vai trò điều tiết giá dầu, giá dầu Brent có thể sẽ đạt 120 USD/thùng trong năm 2022 và thậm chí vọt lên mức 150 USD/thùng trong năm 2023.

"Chúng tôi tin rằng OPEC+ sẽ bảo vệ giá dầu bằng cách tăng cung nhỏ giọt để giữ tồn kho ở mức thấp, cân bằng thị trường và quản lý tốt nguồn dự trữ", JPMorgan lý giải.

Trung tuần tháng 10, chia sẻ với CNBC, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đưa ra nhận định giá dầu thô có thể đạt 100 USD/thùng do nhu cầu đối với tất cả hàng hóa năng lượng đều đang bùng nổ.

Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng mức 80 USD/thùng dầu là mức giá mà OPEC+ kỳ vọng để có nguồn thu ổn định. Do đó tình thế đối đầu căng thẳng giữa OPEC+ và các nước tiêu thụ dầu mỏ mà dẫn đầu là Mỹ lúc này sẽ chỉ châm ngòi cho một cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trường năng lượng, đe dọa làm xáo trộn bức tranh địa chính trị về dầu mỏ trong thời gian tới.

Theo Dân trí

Có một loại đất là Có một loại đất là "vũ khí" đáng gờm của Trung Quốc
Doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ Doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ "bốc hơi" 1.100 tỷ USD
Trung Quốc tăng nhập khẩu khí đốt của MỹTrung Quốc tăng nhập khẩu khí đốt của Mỹ
Trung Quốc: Hợp đồng quyền chọn dầu thô thu hút nhà đầu tư nước ngoàiTrung Quốc: Hợp đồng quyền chọn dầu thô thu hút nhà đầu tư nước ngoài
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Doanh nghiệp cần cân nhắcXuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Doanh nghiệp cần cân nhắc
Trung Quốc hứa tặng châu Phi một tỷ liều vaccine đối phó biến chủng OmicronTrung Quốc hứa tặng châu Phi một tỷ liều vaccine đối phó biến chủng Omicron
Trung Quốc giải phóng kho dự trữ chiến lược theo nhu cầuTrung Quốc giải phóng kho dự trữ chiến lược theo nhu cầu