Cuộc chiến đầy cam go
Tinh vi, khó phát hiện
Hiện nay, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn đang diễn biến phức tạp, những vi phạm về sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, sự phát triển kinh tế của đất nước và sức khỏe của người tiêu dùng.
Trong 10 tháng năm 2018, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã phát hiện, kiểm tra, xử lý 79.515 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, cảnh sát kinh tế đã phát hiện, điều tra, xử lý 167 vụ, trong đó khởi tố 46 vụ, 49 bị can. Không chỉ gia tăng về số lượng vụ vi phạm, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả ngày tinh vi và manh động.
Ông Trần Thanh Kha - Trưởng phòng Cấp cao Công ty NGK Spark Plus Việt Nam - chia sẻ: Bugi giả nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam đang chiếm thị phần khoảng 20% (thống kê năm 2017) và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2015, doanh nghiệp phối hợp với lực lượng chức năng bắt được 1 vụ, năm 2017 bắt được 5 vụ, năm 2018 ước tính khoảng 9 vụ... Hàng giả bày bán công khai nhưng doanh nghiệp không thể ngăn chặn vì trên thị trường có nhiều điểm sửa chữa xe máy biết bugi giả nhưng vẫn cố tình kinh doanh vì lợi nhuận. Có những doanh nghiệp vừa bán hàng chính hãng vừa bán kèm hàng nhái (loại 1, 2, 3) với mức giá chênh lệch 20-50% tùy loại. Trong khi đó, cơ quan chuyên trách không phân biệt được thật - giả nên gặp khó trong việc giám định. Hàng giả ngày càng nhiều và những nỗ lực của lực lượng chức năng và doanh nghiệp gần như chỉ mang tính “chữa cháy”.
Doanh nghiệp hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt hàng thật, hàng giả |
Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an): thời gian qua, những vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ở hầu hết các loại hàng hóa, từ thành thị đến nông thôn và đặc biệt nguy hiểm đối với các nhóm thuốc chữa bệnh. Tình trạng vi phạm về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc diễn ra dưới dạng đông y gia truyền, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành, chất lượng không được kiểm soát, quảng cáo sai sự thật về công dụng, chất lượng...
Cũng theo ông Tiến, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (thay thế Nghị định 38) đã giúp cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra khi chuyển phương thức quản lý an toàn thực phẩm từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Bởi khi cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm vi phạm thì hầu hết hệ lụy đã thuộc về người dùng.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi ở nhiều mức độ khác nhau nên rất khó phát hiện và xử lý triệt để. Hàng giả, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ phần lớn được sản xuất ở nước ngoài. Các đối tượng phạm tội sử dụng kỹ thuật công nghệ cao, các thiết bị, phương tiện hiện đại để sản xuất và in ấn mẫu mã, bao bì, nhãn mác giống với hàng thật, rất khó phân biệt bằng các phương pháp thông thường. Bên cạnh đó, đặc tính siêu lợi nhuận của hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ chính là nguyên nhân, động lực lôi kéo mọi thành phần, mọi tầng lớp tham gia.
Ngoài ra, với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại ngày càng phổ biến và khó kiểm soát, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: Trong năm 2017, qua thanh tra, kiểm tra, Cục đã phát hiện gần 300 vụ gian lận trong thương mại điện tử, xử phạt vi phạm hành chính 300 tỉ đồng.
Một yếu tố cũng rất quan trọng là sự hạn chế, thiếu kiến thức của người dân dẫn đến nhu cầu sử dụng hàng giả, hàng nhái ngày càng tăng. Nước ta với một nền kinh tế đang phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, sự thiếu nhận thức của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng với tâm lý thích hàng hiệu rẻ trong khi hàng thật giá quá cao so với thu nhập của người dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái hoành hành.
Khó xử lý hình sự
Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ những năm gần đây là vấn đề nóng mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Nhiều chính sách, văn bản pháp luật được ban hành để điều chỉnh theo hướng tăng cường hình thức xử lý đối với loại tội phạm này.
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, trong đó có quy định 6 điều về xử lý hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ luật Hình sự quy định trách nhiệm của pháp nhân thương mại đối với các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ. Trước đây, các hành vi này thường chỉ xử phạt vi phạm hành chính.
Sản phẩm bột bánh xèo Hương Xưa và sản phẩm nhái mang nhãn hiệu Hương Quê |
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Tiến, vẫn còn có một số vướng mắc, khó khăn nhất định trong áp dụng xử lý hình sự. Do đại đa số chủ thể quyền ở nước ta chưa chủ động bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các cơ quan thực thi pháp luật, chưa có ý thức về đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, trừ các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Trong thực tế, đấu tranh với các loại tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ, nhiều trường hợp cơ quan điều tra không tìm được chủ sở hữu của đối tượng bị xâm hại, chủ thể quyền, hoặc chủ thể quyền không hợp tác, trong khi đó, theo quy định của pháp luật, có những tội danh chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Nhiều đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước cho rằng, sự hợp tác của các doanh nghiệp trong công tác chống hàng giả là rất quan trọng. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Công tác chống hàng giả và gian lận thương mại rất phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự chung sức của cả cộng đồng, trong đó vai trò của doanh nghiệp và người tiêu dùng rất quan trọng.
Trong 10 tháng năm 2018, Ban Chỉ đạo 389 đã phát hiện, kiểm tra, xử lý 79.515 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2017. Không chỉ gia tăng về số lượng vụ vi phạm, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại ngày tinh vi và manh động. |
Mai Phương
Thời kỳ công nghiệp 4.0: Hàng nhái, hàng giả càng thêm tinh vi |
Xử lý hình sự buôn bán hàng giả “gặp khó” |
Hàng nhái trên mạng đang “giết chết” thương nhân chính thống |
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thúc đẩy tiến độ các dự án lưới điện cho Nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4