CPTPP có hiệu lực: Kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường lớn tăng mạnh
Cơ hội “vàng” đang đón đợi doanh nghiệp Việt tại châu Mỹ |
Thủ tướng nói về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP trong năm nay |
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tính riêng tháng 3/2019 đạt 1,68 tỷ USD, tăng 62,25% so với tháng 2/2019 và tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2018.
Còn trong quý I/2019 kim ngạch xuất khẩu đạt 4,62 tỷ USD, tăng 6,68% so với quý I/2018. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản là hàng dệt may (đạt gần 900 triệu USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (trên 630 triệu USD), máy móc thiết bị (450 triệu USD), hàng thuỷ sản (trên 306 triệu USD)…
Nhật Bản là thị trường lớn của Việt Nam về thủy sản |
Đáng nói là mặt hàng phân bón đã xuất khẩu tăng vọt khi quý I/2019 đạt 8.126 tấn, tương đương trị giá 3,7 triệu USD, tăng 509% về lượng và tăng 1.158% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài ra, một số mặt hàng khác xuất khẩu sang Nhật Bản cũng có sự tăng trưởng mạnh trong quý I như sản phẩm hoá chất (tăng 70%); thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 56,8%); quặng và khoáng sản (tăng 52%); sắt thép các loại (tăng 49%); chất dẻo nguyên liệu (tăng 43%)…
Theo Tổng cục Hải quan, nhìn chung trong quý đầu năm 2019, kim ngạch hầu hết các mặt hàng xuất sang Nhật Bản đều tăng trưởng so với cùng kỳ và đây chính là kết quả của CPTPP mang lại. Lần đầu tiên sau khi Hiệp định có hiệu lực chính thức, Nhật Bản cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Một số mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật cũng được xóa bỏ rào cản thuế quan nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản và ASEAN - Nhật Bản.
Cùng với Nhật Bản, Canada cũng là thị trường tiềm năng của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa. Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu từ Việt Nam sang Canada đạt hơn 506 triệu USD, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Bùi Tuấn Hoàn, Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) phân tích, dệt may và da giày là hai ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực; trong đó mức thuế nhập khẩu hàng dệt may được giảm từ 16-17% xuống còn 0% theo lộ trình 4 năm; da giày được giảm thuế từ 18% xuống còn 0% trong lộ trình 7-11 năm.
Một ngành hàng khác cũng có nhiều dư địa để hợp tác với Canada là chế biến, xuất khẩu gỗ. Trong đó Việt Nam và Canada có nhiều lợi thế bổ sung cho nhau trong quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. Cụ thể, Việt Nam có thể đẩy mạnh nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Canada phục vụ ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh ngược lại Canada.
Đối với một số mã sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ của CPTPP, Việt Nam có thể còn được xem xét xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay tại thời điểm hiện tại. Theo các chuyên gia kinh tế mức chênh lệch khá cao về thuế suất nhập khẩu sẽ là lợi thế lớn của Việt Nam trong việc cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu hàng dệt may và da giày vào Canada thời gian tới.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tất cả các cơ hội xuất khẩu vào Canada có thể chỉ nổi bật trong một thời gian ngắn. Bởi vậy doanh nghiệp Việt cần chủ động tận dụng nhanh, hiệu quả nhằm chiếm lĩnh ưu thế trước khi các quốc gia có lợi thế tương tự gia nhập CPTPP, đồng thời khai thác Canada như một cửa ngõ để tiếp cận hiệu quả các thị trường giàu tiềm năng tại châu Mỹ.
Nguyễn Hưng
-
Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu LNG cho trường hợp khẩn cấp
-
Canada công bố nguyên tắc phân loại dự án năng lượng xanh
-
[Video] Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tiếp lãnh đạo Công ty Mitsui (Nhật Bản)
-
Bản tin Năng lượng xanh: Báo cáo của IRENA cho thấy tăng trưởng kỷ lục của năng lượng tái tạo thúc đẩy sự cạnh tranh về chi phí