Công chức không mang vòng hoa viếng khi đi tang lễ
Theo đó, việc tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức gồm: 06 Chương và 60 Điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2013, về cơ bản kế thừa Nghị định số 62/2001/ NĐ-CP về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.
Từ 1/2/2013, cán bộ công chức không được mang vòng hoa đến đám tang.
Theo nghị định, có 4 hình thức lễ tang gồm: Lễ Quốc tang; Lễ tang cấp Nhà nước; Lễ tang cấp cao và Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị định nêu rõ, việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần, thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, cơ quan, đơn vị đối với công lao, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc, hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần phải trang trọng, văn minh, kế thừa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng.
Nghị định có những quy định rất mới như: linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài; trong quá trình đưa tang từ nhà tang lễ hoặc từ nhà đến nơi an táng không rắc vàng mã và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ; không đốt đồ mã tại nơi an táng.
Đặc biệt, Nghị định cũng quy định rõ, các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen kích thước 1,2m x 0,2m với dòng chữ trắng “Kính viếng”, dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức để gắn vào các vòng hoa do Ban tổ chức chuẩn bị.
Vòng hoa ở mỗi đám tang sẽ do ban tổ chức chuẩn bị để luân chuyển cho các đoàn đến viếng. Theo đó, ngoài hai vòng hoa cố định hai bên bàn thờ, thì trong tang lễ của cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tối đa năm vòng hoa luân chuyển, tang lễ cấp cao cũng không quá 15 vòng hoa viếng.
Với tang lễ cấp Nhà nước và Quốc tang có 6 vòng hoa có băng vải đỏ chữ vàng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình, sau khi các đoàn viếng xong đặt cố định hai bên bàn thờ. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị không quá 25 và 30 vòng hoa luân chuyển.
Ngoài ra, trong thời gian tổ chức lễ viếng tại gia đình, không cử nhạc tang trước 6h sáng và sau 22h đêm; âm thanh bảo đảm không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang.
Có thể nói, những quy định mới này là một bước tiến lớn trong việc chấn chỉnh, hạn chế dần những tập tục cũ và kể cả những tập tục phát sinh mới gây lãng phí, ô nhiễm, những tập tục mang màu sắc mê tín dị đoan trong tổ chức tang lễ gần đây không đúng với quan niệm của người Việt.
Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 1/2/2013, nghĩa là chỉ chưa đầy một tháng nữa. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định theo Nghị định này sẽ bị phê bình hoặc xử phạt hành chính.
Nguyễn Hoan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp