Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Cởi trói” cho kinh tế tư nhân

13:45 | 18/06/2019

347 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Được coi là lực lượng nòng cốt, động lực phát triển nền kinh tế trong giai đoạn mới, nhưng kinh tế tư nhân (KTTN) dường như đang bị trói buộc bởi nhiều chính sách, cơ chế. Những trói buộc ấy là gì và làm thế nào để cởi trói cho KTTN? Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đình Thiên - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ - về vấn đề này.

PV: Ông có nhận xét gì về KTTN tại Việt Nam hiện nay?

coi troi cho kinh te tu nhan

PGS.TS Trần Đình Thiên: KTTN tại Việt Nam được xác định là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế Nhà nước (không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hiện nay, KTTN tồn tại dưới các hình thức như: Doanh nghiệp (DN) tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (không có hoặc có vốn Nhà nước dưới 50%) và các hộ kinh doanh cá thể.

Sau 30 năm chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khu vực KTTN mới được thừa nhận là “động lực quan trọng”, song một số vấn đề đã nhận thức được nhưng chậm thể chế hóa hoặc thể chế hóa không phù hợp với thực tiễn, chậm thi hành chính sách. Đặc biệt, việc phân bổ nguồn lực vẫn trên cơ sở duy trì cơ chế kiểm soát giá cả đầu vào quan trọng như đất đai, điện, xăng dầu; chậm nới lỏng quyền định giá của DN, hạn chế cạnh tranh tự do và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Đến nay, nhìn chung “thể trạng” kinh tế trong nước vẫn yếu. Mặc dù KTTN đã có những bước tiến, song cơ bản vẫn là nhỏ bé, manh mún và yếu kém. Một số tập đoàn tư nhân trỗi dậy như Hòa Phát, Vingroup, Trường Hải, Sun Group… song vẫn chưa đủ sức làm xoay chuyển bức chân dung tổng thể của khu vực KTTN. Đáng chú ý, sau 30 năm đổi mới, DN tư nhân trong nước chỉ đóng góp chưa đến 10% GDP, mặc dù theo nguyên tắc đây phải là lực lượng đóng góp chủ yếu vào nền kinh tế. DN tư nhân chỉ tăng thêm 0,8 điểm phần trăm trong GDP sau 6 năm, bởi DN tư nhân có 2 đặc điểm quan trọng:

Có quá ít các tập đoàn tư nhân lớn, càng ít tập đoàn lớn định hướng đầu tư vào sản xuất, chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản. Các tập đoàn lớn lên nhờ đầu cơ tài chính là chủ yếu.

Thứ nhất là số DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm khoảng 95% tổng số DN. Số lượng DN vừa chỉ chiếm khoảng 1,7% tổng số DN (nhỏ hơn cả tỷ trọng DN lớn - khoảng 2%), tạo thành chỗ khuyết thiếu nghiêm trọng trong cơ cấu, chứng tỏ DN tư nhân rất khó lớn, chậm lớn và cũng khó có thực lực tốt để phát triển thành DN lớn.

Thứ hai là quá ít các tập đoàn tư nhân lớn, càng ít tập đoàn lớn định hướng đầu tư vào sản xuất, chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản. Các tập đoàn lớn lên nhờ đầu cơ tài chính là chủ yếu.

PV: Cơ chế, chính sách, sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế có phải là một trong những nguyên nhân khiến DN tư nhân chậm lớn, thưa ông?

PGS.TS Trần Đình Thiên: DN tư nhân bị phân biệt đối xử, bị trói buộc, hạn chế bởi nhiều thể chế, chính sách và hàng nghìn thủ tục, quy định khác. Các tập đoàn tư nhân lớn ít được quan tâm hỗ trợ phát triển đúng hướng, vẫn bị kỳ thị, phân biệt đối xử sau 30 năm đổi mới, vẫn chưa thể đóng vai trò là lực lượng trụ cột, dẫn dắt cộng đồng DN tư nhân cạnh tranh - phát triển và định hình “chân dung” nền kinh tế. Họ có nhiều cơ hội để lớn lên nhưng lại đối mặt với môi trường kinh doanh nhiều rủi ro. Một ví dụ để so sánh, các DN FDI tận dụng những lợi tế và ưu đãi mà Việt Nam dành cho họ rất tốt, từ lao động dồi dào, tiền lương thấp, tài nguyên, quy mô và sức tăng trưởng thị trường đến chính sách trong tiếp cận đất đai, miễn giảm thuế… Chính vì vậy, họ “ăn nên làm ra”, đóng góp 20% GDP, tốc độ tăng trưởng mang tính áp đảo các DN trong nước. Song những ưu đãi đó rất đáng tiếc lại không được dành cho các DN tư nhân Việt Nam. Chính từ sự phân biệt đối xử đó mà nguyên tắc kinh tế thị trường chưa được tôn trọng, các lực lượng kinh tế được xác định vai trò, chức năng một cách sai lệch, làm méo mó môi trường kinh doanh thông qua các chính sách thiên lệch.

coi troi cho kinh te tu nhan
Một doanh nghiệp dệt may tư nhân

PV: Cụ thể các chính sách thiên lệch đó là gì, thưa ông?

PGS.TS Trần Đình Thiên: Sự thiên lệch bắt đầu xuất phát từ tư duy về phát triển DN trong nền kinh tế thị trường: Không hiểu đúng và chưa tôn trọng các nguyên lý nền tảng, cốt lõi của kinh tế thị trường. Điển hình như chủ trương phát triển kinh tế thị trường nhưng không chú trọng phát triển các thị trường, đặc biệt là thị trường các nguồn lực, không coi trọng phát triển khu vực DN tư nhân đúng kiểu thị trường…

Tất cả những điều đó bắt đầu từ nhận thức về kinh tế thị trường chậm thay đổi, nặng tính thiên kiến, chủ quan, không định hướng phát triển các thị trường và các lực lượng thị trường đúng nghĩa làm nhiệm vụ chiến lược trung tâm, không có tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá cụ thể; định hướng chiến lược phát triển các lực lượng thị trường sai lệch, phân biệt đối xử với các lực lượng thị trường quan trọng nhất, kéo dài áp dụng cơ chế phân bổ nguồn lực do Nhà nước quyết định, phủ nhận nguyên lý cạnh tranh thông qua việc áp dụng các chính sách phi thị trường: xin - cho, bình quân. Chúng ta phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc “chọn người thắng” chứ không “khuyến khích người thắng”. Các chủ thể kinh tế yếu thế, đặc biệt là KTTN, các DN nhỏ và vừa, bị loại ra khỏi cuộc chơi bởi nguyên tắc “xin - cho”…

coi troi cho kinh te tu nhan
Một doanh nghiệp dệt may tư nhân

PV: Với thực tế đó, theo ông, vai trò của KTTN trong nền kinh tế như thế nào?

PGS.TS Trần Đình Thiên: Dẫu vậy vẫn phải nhìn nhận vai trò của KTTN đang góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm năng của đất nước, tăng nguồn nội lực tham gia phát triển nền kinh tế quốc dân, đồng thời góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, làm cho các quan hệ sở hữu của nền kinh tế trở nên đa dạng hơn.

Cũng không thể không kể đến khu vực KTTN đã góp phần quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối ưu các nguồn lực; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. So với đóng góp vào ngân sách Trung ương thì đóng góp của khu vực KTTN vào nguồn thu ngân sách địa phương lớn hơn nhiều. Thiết thực hơn, KTTN đang góp phần thu hút số lượng lớn lao động cũng như góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động. Khu vực KTTN mỗi năm tạo thêm 500.000 việc làm mới...

PV: Vậy theo ông, để cởi trói cho KTTN, đưa KTTN thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế, chúng ta cần phải làm gì?

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chúng ta phải tập trung giải tỏa các vấn đề căn bản, dài hạn về cơ cấu và cơ chế. Tập trung tối đa cho tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Thời đại biến đổi nhanh, điều kiện, xu hướng, tình thế, công cụ phát triển mới đòi hỏi những động lực mới như kết nối số, tự động hóa, kinh tế chia sẻ… Chúng ta phải chấp nhận chi phí chuyển đổi những động lực mới đó, gọi là “chuyển đổi thời đại”. Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng hệ thống thể chế và phát triển công nghệ phòng ngừa rủi ro và bảo đảm an toàn hệ thống trong điều kiện chuyển nhanh sang thời đại kinh tế số.

Các DN FDI tận dụng những lợi tế và ưu đãi mà Việt Nam dành cho họ rất tốt, từ lao động dồi dào, tiền lương thấp, tài nguyên, quy mô và sức tăng trưởng thị trường đến chính sách trong tiếp cận đất đai, miễn giảm thuế… Song những ưu đãi đó rất đáng tiếc lại không được dành cho các DN tư nhân Việt Nam.

Bên cạnh đó, điều không kém phần quan trọng là phải căn cứ vào các cam kết hội nhập cao nhất, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (VEFTA)... để thay đổi cấu trúc thể chế, phát triển năng lực cho Nhà nước và DN. Cần xác lập vai trò của DN trong sự phát triển nông nghiệp hiện đại. Phải định hình du lịch là ngành mũi nhọn và đề cao vai trò của các “đầu tàu”, trung tâm tăng trưởng - đô thị hiện đại…

Về tư duy, chúng ta phải chuyển từ tư duy phân biệt đối xử các thành phần kinh tế sang tư duy bình đẳng trên cơ sở định vị đúng chức năng của mỗi khu vực kinh tế. Cần thúc đẩy phát triển nhanh, đồng bộ các thị trường, đặc biệt là các thị trường đầu vào (đất đai, năng lượng, vốn, lao động, công nghệ), coi đây là điều kiện tiên quyết để có nền kinh tế thị trường lành mạnh và hiệu quả.

PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Doanh nghiệp tư nhân không nên chờ đợi ưu đãi

Ông Nguyễn Quang Huân - Phó chủ tịch Hội DN tư nhân Việt Nam - cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng yếu kém của khu vực KTTN hiện nay như: Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, làm giảm hiệu quả việc thực thi các quyết sách của Nhà nước. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chưa đủ sức bứt phá. Các DN Việt Nam vẫn phải tiếp tục vật lộn với nạn tham nhũng và sự thiếu bình đẳng.

“Tuy đã có tiến bộ trong cải cách hành chính, nhưng bộ máy công quyền vẫn còn quan liêu, cộng với một vài nơi còn có những cán bộ công chức yếu kém, vụ lợi, làm thui chột cơ hội kinh doanh của DN”, ông Nguyễn Quang Huân chỉ rõ.

Về phía DN, các DN tư nhân Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa nên ít có cơ hội tiếp cận được nguồn lực, nhất là đất đai và tài nguyên khác. Tổ chức sản xuất, kinh doanh nhỏ, phân tán, kỹ thuật lạc hậu, sức cạnh tranh yếu của DN tư nhân và hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại và dịch vụ dẫn đến bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh toàn cầu khi nước ta gia nhập WTO hàng thập niên qua.

Ông Nguyễn Quang Huân cho rằng, thời gian tới, tình trạng này vẫn khó được cải thiện trong bối cảnh cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ rào cản thương mại và mở cửa thị trường sâu hơn, rộng hơn theo các cam kết hội nhập. Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều ngành, DN nước ta sẽ gặp khó khăn hơn... Tuy nhiên, theo ông Huân, mặc dù thách thức còn nhiều nhưng cơ hội đối với DN tư nhân rất lớn. Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất thế giới hiện nay. Đây chính là tiền đề, là động lực quan trọng để các DN trong nước có thể đề ra chiến lược kinh doanh ổn định trong thời gian dài và mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư.

Tuy nhiên, để biến thách thức thành cơ hội cho DN tư nhân, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh - cho rằng, điều quan trọng nhất là cả chính sách và DN phải hướng đến cái mới. Bởi khi hướng đến cái mới, không chỉ bắt kịp với những nước đi trước mà DN còn có cơ hội để đi cùng với thế giới. Để hội nhập, quan trọng nhất đối với các DN tư nhân là phải “chơi thật”, bán được hàng và đứng vững được trên thị trường trong nước và thế giới.

“Điều đó đòi hỏi các DN phải phát triển thực chất dựa trên năng lực của chính mình, thắng thật chứ không phải thắng giả vờ dựa trên những ưu đãi của Chính phủ. Khi nào các DN Việt Nam còn nhờ đến những ưu đãi này, nghĩ rằng mình kinh doanh ngành nghề gì thì được gì từ Nhà nước thì khi ấy các DN chưa thể phát triển bền vững”, TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh, các DN Việt Nam cần nhanh chóng “tư duy lại, thiết kế và xây dựng lại”, ưu tiên và tận dụng nguồn lực để bắt kịp với sự chuyển dịch công nghệ.

Về ứng phó với bất định, rủi ro, theo TS Võ Trí Thành, nguyên tắc chính là biến cái “bất định” thành cái “xác định”. DN cần học hỏi, chuẩn bị, sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro và chấp nhận sai lầm. Nếu như các DN Nhà nước với bộ máy cồng kềnh, lợi ích nhóm lớn, rất khó chấp nhận sai lầm thì các DN tư nhân có lợi thế hơn trong việc dễ dàng đương đầu với rủi ro.

“Chấp nhận sai lầm cũng là một yếu tố quan trọng để từ đó các DN có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và thành công. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, các DN tư nhân cần dám nghĩ, dám làm, không nên chờ đợi vào các ưu đãi từ Chính phủ. Yếu tố quyết định thành công của DN tư nhân không phải từ Chính phủ mà là chính bản thân mình”, ông Võ Trí Thành nhấn mạnh

TS Võ Trí Thành: Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, các DN tư nhân cần dám nghĩ, dám làm, không nên chờ đợi vào các ưu đãi từ Chính phủ. Yếu tố quyết định thành công của DN tư nhân không phải từ Chính phủ mà là chính bản thân mình.

Tú Anh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 84,000 86,000
AVPL/SJC HCM 84,000 86,000
AVPL/SJC ĐN 84,000 86,000
Nguyên liệu 9999 - HN 84,600 85,000
Nguyên liệu 999 - HN 84,500 84,900
AVPL/SJC Cần Thơ 84,000 86,000
Cập nhật: 21/10/2024 08:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 84.700 85.700
TPHCM - SJC 84.000 86.000
Hà Nội - PNJ 84.700 85.700
Hà Nội - SJC 84.000 86.000
Đà Nẵng - PNJ 84.700 85.700
Đà Nẵng - SJC 84.000 86.000
Miền Tây - PNJ 84.700 85.700
Miền Tây - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 84.700 85.700
Giá vàng nữ trang - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 84.700
Giá vàng nữ trang - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 84.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 84.600 85.400
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 84.520 85.320
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 83.650 84.650
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 77.830 78.330
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 62.800 64.200
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 56.820 58.220
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 54.260 55.660
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 50.840 52.240
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 48.710 50.110
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 34.280 35.680
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 30.780 32.180
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.930 28.330
Cập nhật: 21/10/2024 08:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,400 ▲10K 8,580 ▲10K
Trang sức 99.9 8,390 ▲10K 8,570 ▲10K
NL 99.99 8,460 ▲10K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,420 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,490 ▲10K 8,590 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,490 ▲10K 8,590 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,490 ▲10K 8,590 ▲10K
Miếng SJC Thái Bình 8,400 8,600
Miếng SJC Nghệ An 8,400 8,600
Miếng SJC Hà Nội 8,400 8,600
Cập nhật: 21/10/2024 08:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,452.20 16,618.38 17,151.77
CAD 17,776.42 17,955.98 18,532.30
CHF 28,315.00 28,601.01 29,519.00
CNY 3,450.91 3,485.77 3,597.65
DKK - 3,590.50 3,728.05
EUR 26,579.46 26,847.94 28,037.26
GBP 31,955.66 32,278.44 33,314.46
HKD 3,155.91 3,187.79 3,290.10
INR - 298.55 310.49
JPY 161.96 163.60 171.38
KRW 15.86 17.62 19.12
KWD - 81,885.84 85,160.78
MYR - 5,785.93 5,912.21
NOK - 2,265.13 2,361.33
RUB - 248.89 275.52
SAR - 6,680.64 6,947.83
SEK - 2,343.95 2,443.50
SGD 18,685.35 18,874.09 19,479.88
THB 670.26 744.74 773.27
USD 24,950.00 24,980.00 25,340.00
Cập nhật: 21/10/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,010.00 25,030.00 25,370.00
EUR 26,780.00 26,888.00 28,015.00
GBP 32,280.00 32,410.00 33,408.00
HKD 3,178.00 3,191.00 3,297.00
CHF 28,525.00 28,640.00 29,529.00
JPY 163.91 164.57 172.01
AUD 16,609.00 16,676.00 17,189.00
SGD 18,845.00 18,921.00 19,473.00
THB 740.00 743.00 776.00
CAD 17,933.00 18,005.00 18,543.00
NZD 15,047.00 15,556.00
KRW 17.60 19.38
Cập nhật: 21/10/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24985 24985 25345
AUD 16538 16638 17208
CAD 17889 17989 18549
CHF 28642 28672 29476
CNY 0 3506 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3638 0
EUR 26821 26921 27794
GBP 32303 32353 33470
HKD 0 3220 0
JPY 164.89 165.39 171.9
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.9 0
LAK 0 1.059 0
MYR 0 5974 0
NOK 0 2304 0
NZD 0 15075 0
PHP 0 408 0
SEK 0 2395 0
SGD 18786 18916 19646
THB 0 703.9 0
TWD 0 772 0
XAU 8400000 8400000 8600000
XBJ 7700000 7700000 8200000
Cập nhật: 21/10/2024 08:00