Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chuyển đổi số - Còn nhiều cản ngại

06:30 | 18/06/2023

8,785 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn thế giới, Việt Nam đã có những hành động quyết liệt trong phát triển kinh tế số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiến trình chuyển đổi số hiện nay vẫn đang gặp nhiều cản ngại.
Chuyển đổi số - Còn nhiều cản ngại

Theo Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, năm 2022 là năm “tổng tấn công về chuyển đổi số” diễn ra một cách quyết liệt, đồng bộ và toàn diện, ở mọi ngành, mọi cấp, trên phạm vi toàn quốc.

Năm 2022 cũng là năm đầu thực hiện các chiến lược chuyển đổi số quốc gia, bao gồm: Chiến lược hạ tầng số, chiến lược dữ liệu, chiến lược bưu chính, chiến lược an toàn thông tin mạng, chiến lược công nghiệp công nghệ số, chiến lược doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chiến lược Chính phủ số, chiến lược kinh tế số và xã hội số, chiến lược chuyển đổi số báo chí...

Đặc biệt, tháng 7-2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 922/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án “Xác định bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đang tiến rất gần đến mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực vươn ra toàn cầu, với các chỉ số ấn tượng.

Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá về tình hình chuyển đổi số trong năm 2022 cho thấy, tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường số chưa cao mặc dù có tăng theo từng năm.

Chuyển đổi số - Còn nhiều cản ngại

Theo thống kê, Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.699 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; hơn 2,1 triệu tài khoản đăng ký trong nửa đầu năm 2022. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số ước khoảng 67.300 doanh nghiệp, tăng gần 3.500 doanh nghiệp so với tháng 12-2021, đạt tỷ lệ 0,69 doanh nghiệp công nghệ số trên 1.000 dân. Những con số đó còn rất khiêm tốn so với mục tiêu phát triển kinh tế số của Chính phủ đặt ra.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC, cho rằng, một số dịch vụ công trực tuyến còn mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả mong muốn, chưa đồng nhất, dẫn đến việc người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến gặp nhiều khó khăn. Vấn đề an toàn thông tin mạng còn nhiều bất cập.

“Chúng ta vốn đã thiếu nguồn lực cho chuyển đổi số, lại càng thiếu nguồn lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Một số vụ tấn công mạng trong những năm vừa qua là hậu quả rõ nhất cho tình trạng này. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là điều kiện sống còn để đảm bảo chủ quyền của Việt Nam trên môi trường số”, ông Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh.

Thêm vào đó, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành triển khai chậm. Việc đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin ở nhiều nơi vẫn chưa được chú trọng. Nhân lực cho chuyển đổi số chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguồn lực triển khai Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số còn hạn chế...

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổng hợp ý kiến từ nhiều doanh nghiệp và ghi nhận: Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn đang gặp trở ngại về đầu tư tài chính cho chuyển đổi số; chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chuyển đổi số sao cho hiệu quả. Như vậy, chuyển đổi số sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chí có thể gây ra hậu quả và tạo ra tâm lý e ngại chuyển đổi số đối với doanh nghiệp.

TS Lê Quốc Cường, Phó Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, chia sẻ: Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất kinh doanh dựa trên các công nghệ số. Việc chuyển đổi số phải xuất phát từ nhận thức. Ba cuộc CMCN trước đây là xuất phát từ giới chủ, quyết định bằng ý chí của giới chủ. Nhưng với cuộc CMCN lần thứ 4, “quyền lực” lại nằm trong tay người dùng cuối là toàn dân. Chính vì vậy, toàn dân chứ không phải là một đối tượng đơn lẻ nào sẽ quyết định thành công của cuộc CMCN 4.0.

Hạ tầng số là một yếu tố rất quan trọng của chuyển đổi số, trong đó, lưu trữ dữ liệu là một bài toán cơ bản. Tuy nhiên, những công nghệ lưu trữ truyền thống đang lộ dần những bất cập, như: Sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp làm việc theo mô hình “lai”, một số nhân viên làm việc tại văn phòng, một số làm việc từ xa, vì thế dữ liệu bị phân tán và rất khó quản lý.

Chuyển đổi số - Còn nhiều cản ngại

Để đẩy mạnh chất lượng chuyển đổi số quốc gia, theo ông Nguyễn Trung Chính, Nhà nước và doanh nghiệp cần đầu tư mạnh hơn nữa về chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số; hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới; chú trọng các chính sách để tiếp cận với dịch vụ thanh toán an toàn và bảo đảm mang lại cơ hội thực hiện thanh toán điện tử cho cả khách hàng, doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.

Đồng thời, Chính phủ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng số quốc gia với việc phát triển hạ tầng cứng, bao gồm: 5G, kết nối, lưu trữ dữ liệu; hạ tầng mềm gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu mở.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng, như: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tội phạm mạng, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; có chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng.

Mặt khác, cần kịp thời cung cấp thông tin, số liệu về pháp lý, kỹ thuật, nhằm phục vụ việc đánh giá, xếp hạng chỉ số an toàn, an ninh thông tin toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) của Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union - ITU).

Chính phủ nên mở cửa hơn nữa cho doanh nghiệp công nghệ để thu hút nhân tài, nguồn lực; giao cho tư nhân đảm nhận các dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế số của đất nước, xây dựng trung tâm dữ liệu, hạ tầng viễn thông, thành phố thông minh (Smart City) tại nhiều vùng trên cả nước...

Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.699 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; hơn 2,1 triệu tài khoản đăng ký trong nửa đầu năm 2022. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số ước khoảng 67.300 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 0,69 doanh nghiệp công nghệ số trên 1.000 dân. Đó là những con số rất khiêm tốn.
Giá trị mới từ chuyển đổi sốGiá trị mới từ chuyển đổi số
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xãĐẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã
Đẩy nhanh chuyển đổi số cho doanh nghiệpĐẩy nhanh chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Ngọc Quỳnh