Chướng tai gai mắt trên ‘‘con đường tình yêu’’
Vỉa hè đường Thanh Niên mọc lên nhiều hàng quán rong.
Con đường Thanh Niên chỉ khoảng gần 1 km nhưng có đến mấy chục quán nước. Điều lạ là chủ quán coi những chiếc ghế đá công cộng phục vụ người dân là phương tiện buôn bán. “Địa bàn” kinh doanh được phân định rõ ràng: Mỗi người một đoạn vỉa hè; ghế đá công cộng nào thuộc khu vực của ai thì người đó tự “đánh dấu”.
Có muôn kiểu người bán hàng “xí chỗ” ghế đá công cộng. Các cô bán nước “vô tư” đặt bàn ghế, hàng hóa ngay sát hàng ghế đá nên chẳng mấy người “to gan” dám chen chân vào đó ngồi. Các cô còn “cao tay” đặt nào là vỏ dừa, can nước, tấm đệm ngồi… trên ghế đá để “đánh dấu”. Thế nên, rốt cuộc ai muốn được ngồi ghế đá công cộng ngắm cảnh thì phải uống nước, nghĩa là phải trả tiền…
Tình trạng hàng quán “chiếm dụng” đã trở nên phổ biến trên đường Thanh Niên. Điều này gây bức xúc cho người dân, đặc biệt gây mất mỹ quan, vẽ nên những cảnh tượng phi văn hóa trước mặt khách du lịch nước ngoài.
Người bán hàng rong tự ý đặt vỏ dừa "xí chỗ"
Hoặc đặt sẵn 1 cốc nước, 1 cái quạt để ai muốn ngồi thì phải trả tiền.
Những chiếc ghế vắng người nhưng "đã có chủ" này nằm trên toàn bộ tuyến đường Thanh Niên.
Khách du lịch quốc tế không còn chỗ ngồi ngắm cảnh.
Vừa ngồi xuống ghế đá, du khách bị bủa vây bằng ‘bói dạo’, ‘trà chanh’.
Ghế đá bị chiếm dụng khiến không ít người phải ngồi bệt xuống đất.
Có chỗ ghế thì bị chiếm dụng làm nơi phơi quần áo.
Bên cạnh đó, từ sáng tới chiều tối, nhiều người luôn buông cần câu ven hồ, dù đã có lệnh cấm câu cá.
Không chỉ "chiếm dụng chỗ ngồi", những người bán hàng tại đây còn thải ra cả đống vỏ dừa, túi nylon... gây ô nhiễm, mất mỹ quan
Nguyễn Hoan
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo