Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại: Giải pháp nào hữu hiệu?

11:22 | 12/03/2019

535 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Những năm qua, hoạt động buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại ngày càng diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi, quy mô rộng khắp… đòi hỏi hệ thống pháp luật phải hoàn thiện, đồng bộ, các cơ quan chức năng luôn phải nâng cao năng lực, đẩy mạnh phối hợp, tìm các giải pháp đấu tranh hiệu quả. Báo Năng lượng Mới lược ghi một số ý kiến tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại - Phát triển thị trường trong hội nhập quốc tế” do Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương tổ chức mới đây tại Quảng Ninh.  
giai phap nao huu hieu

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên: Khung hình phạt còn hạn chế

Ở Việt Nam chưa có luật riêng về chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, mà các quy định nằm rải rác ở các văn bản luật khác nhau nên việc thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Khái niệm về gian lận thương mại, hàng lậu chưa được phân định rõ ràng với khái niệm buôn lậu. Khung hình phạt đối với hành vi buôn lậu đặt ra trong hệ thống pháp luật còn hạn chế.

Bộ luật Hình sự 2015 đã đưa vào quy định mới là xử lý hình sự với pháp nhân thương mại phạm tội (trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu, vi phạm về môi trường…). Quốc hội sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thông qua các hội thảo khoa học, để sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy phù hợp với bối cảnh mới.

Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), lực lượng QLTT cần chủ động xây dựng các kế hoạch đấu tranh sát với thực tiễn, tăng cường giám sát hoạt động thương mại điện tử, chủ động tuyên truyền cho doanh nghiệp và người dân về hàng gian, hàng giả… Các doanh nghiệp muốn bảo vệ mình cần chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước, kết hợp hài hòa lợi ích doanh nghiệp, Nhà nước và người tiêu dùng. Có như vậy mới tạo được môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh để phát triển.

giai phap nao huu hieu

Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương): Cần tăng cao mức xử phạt

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, sự chỉ đạo của Bộ Công Thương về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nói chung và triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9-6-2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, Tổng cục QLTT xác định sẽ tăng cường các giải pháp giám sát thị trường, chủ động thu thập thông tin, đánh giá thị trường để xây dựng phương án đấu tranh chuyên đề; nâng cao năng lực công tác cho lực lượng QLTT, đầu tư trang thiết bị cho lực lượng QLTT; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng; tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý tiêu cực, luân chuyển công chức định kỳ, đột xuất ở các vị trí, lĩnh vực, địa bàn phức tạp, nhiều điểm nóng..., gắn trách nhiệm của người đứng đầu lực lượng QLTT từng địa bàn, địa phương.

Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, từ năm 2014 đến 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 1.057.000 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, khởi tố hình sự 8.788 vụ, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 91.000 tỉ đồng. Riêng trong năm 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 203.000 vụ vi phạm, khởi tố hình sự 1.890 vụ với 2.340 đối tượng, tăng 21% số vụ và tăng 10% số đối tượng so với năm 2017, thu nộp ngân sách Nhà nước khoảng 19.000 tỉ đồng.

Đặc biệt, thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng QLTT phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Đơn cử, Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dự kiến sẽ sửa đổi tăng mức xử phạt đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại có thể đến 500 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt này vẫn còn tương đối nhẹ và có thể sẽ phải nâng lên hơn nữa mới tạo được sức răn đe với các đối tượng, từ đó nâng cao tính lành mạnh của thị trường.

Đại tá Nguyễn Minh Tiến -Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an): Thống nhất xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

giai phap nao huu hieu

Những năm qua, nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh theo hướng tăng cường hình thức xử lý đối với loại tội phạm trong lĩnh vực xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, sở hữu trí tuệ là lĩnh vực liên quan đến nhiều bộ, ngành và cần phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong việc xây dựng văn bản để bảo đảm tính thống nhất.

Trên thực tế, mối quan hệ phối hợp trong soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, dẫn tới nội dung quy định trong một số văn bản còn mâu thuẫn. Thậm chí, tại các địa phương, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật tại mỗi nơi, mỗi lực lượng chức năng cũng có sự không đồng nhất, chồng chéo, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc... Vì thế, chưa tạo được sức mạnh răn đe đối với các đối tượng phạm tội.

giai phap nao huu hieu
Lực lượng QLTT TPHCM kiểm tra, phát hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường

Thời gian tới, song song với việc kiểm tra, kiểm soát, một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các lực lượng chức năng là phải phối hợp với những cơ quan liên quan đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định trong Bộ luật Hình sự như: Hướng dẫn cụ thể hành vi vi phạm thế nào thì được coi là “quy mô thương mại” tại Điều 225 và Điều 226; hướng dẫn xử lý hình sự hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226), cơ quan điều tra được ra quyết định khởi tố vụ án khi không có yêu cầu của bị hại…

Đồng thời, cần tăng cường mối quan hệ giữa các lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với các tổ chức đại diện chủ thể quyền, các hiệp hội bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước để hỗ trợ hiệu quả trong phát hiện, đấu tranh với loại tội phạm này.

giai phap nao huu hieu

Ông Nguyễn Đắc Lộc - Phó cục trưởng Cục QLTT Hà Nội: Siết chặt quản lý thương mại điện tử

Năm 2018, chỉ tính riêng lực lượng QLTT Hà Nội đã kiểm tra 120 vụ việc trong hoạt động thương mại điện tử, xử phạt vi phạm hành chính 47 vụ với tổng số tiền phạt hơn 1/2 tỉ đồng. Dù đã có nhiều văn bản quy định riêng trong lĩnh vực này nhưng trước tốc độ phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử ở Việt Nam, trong thời gian tới cần nhanh chóng tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, Luật Thương mại điện tử, Luật Công nghệ thông tin, nhằm quản lý chặt chẽ tiến trình giao dịch trên mạng, làm cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động giao dịch thương mại điện tử.

Cục QLTT Hà Nội kiến nghị đưa các hình thức kinh doanh qua mạng xã hội (Facebook), sử dụng ứng dụng cho các thiết bị công nghệ di động thông minh (Zalo, Viber…) vào quản lý như đối với website thương mại điện tử (buộc người kinh doanh phải thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước). Đối với website thương mại điện tử vi phạm, cần có biện pháp buộc tổ chức, cá nhân chủ sở hữu gỡ bỏ các thông tin vi phạm hoặc kiến nghị tổ chức quản lý, cung cấp dịch vụ thu hồi vĩnh viễn tên miền, gian hàng vi phạm.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác thông tin, phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên các tỉnh, thành phố; tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ, hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định của pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử, để người mua hiểu được quyền và lợi ích của mình và nâng cao trách nhiệm của cơ sở kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử cũng như tạo điều kiện khuyến khích các nhà cung cấp giải pháp an ninh mạng phát triển.

giai phap nao huu hieu

Ông Phạm Đức Thành - Phó trưởng phòng Kinh doanh, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao: Doanh nghiệp chủ động tự bảo vệ

Theo khảo sát mới đây của công ty, trên 50% số mẫu phân bón được bà con nông dân sử dụng phổ biến trên thị trường không đáp ứng được các chỉ tiêu chất lượng theo đăng ký hoặc công bố trên bao bì. Nói cách khác, trên 50% số phân bón trên thị trường hiện nay (tương đương khoảng 15 triệu tấn) có nguy cơ là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Kể từ năm 2010 cho tới nay, công ty đã phát hiện và phối hợp xử lý hàng trăm vụ làm nhái nhãn mác các sản phẩm phân bón của công ty hoặc tái sử dụng các bao bì đã qua sử dụng của công ty để đánh lừa người tiêu dùng… Tuy nhiên, việc xử lý triệt để tận gốc tình trạng đó còn gặp rất nhiều khó khăn.

Chính vì thế, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xác định cần phải chủ động áp dụng các giải pháp ngăn chặn phân bón giả, bảo vệ thương hiệu và lợi ích hợp pháp của công ty và người dân như: Nâng cao chất lượng sản phẩm; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015; xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm khép kín; trang bị kiến thức cho bà con nông dân về nhận diện thương hiệu, sản phẩm và hướng dẫn sử dụng đúng quy trình; phối hợp cùng cơ quan chức năng điều chỉnh các văn bản pháp quy có liên quan cho phù hợp với thực tiễn.

giai phap nao huu hieu

Công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong thực tiễn còn bất cập, đó là hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chồng chéo, các chế tài xử lý còn chưa mạnh, quy định chưa rõ ràng, cụ thể… khiến việc xử lý các vi phạm còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa thực sự chặt chẽ, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, cụ thể. (Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An)

giai phap nao huu hieu

Kết quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, đặc biệt với kỳ vọng phát triển thị trường công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thực tế, buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại vẫn đang ngày càng diễn biến phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất, trải rộng khắp các lĩnh vực, địa bàn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, ảnh hưởng xấu tới sản xuất trong nước, tổn hại đến quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, tác động tiêu cực tới trật tự an toàn xã hội...

(PGS.TS Đàm Thanh Thế - Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia)

giai phap nao huu hieu

Việt Nam đã cải thiện đáng kể hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của Hiệp định TRIPS (Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ) của WTO theo các cơ chế dân sự, hành chính, hình sự và kiểm soát biên giới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn thiếu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc; trong quá trình xử lý thường phải xin ý kiến cấp trên, các cơ quan chuyên môn liên quan như Cục Sở hữu trí tuệ hay Cục Bản quyền tác giả… và dựa hoàn toàn vào các ý kiến đó để giải quyết vụ án, vụ việc. Vì thế, dễ xảy ra tình trạng bỏ lọt hoặc dung túng cho các hành vi vi phạm; không tạo ra tính răn đe, xảy ra tình trạng tồn đọng vụ việc.

(PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh - Trưởng khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội)

giai phap nao huu hieu Năm 2018, xử lý hơn 202 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
giai phap nao huu hieu Cuộc chiến đầy cam go
giai phap nao huu hieu Hơn 50% doanh nghiệp Việt phải đối mặt với tội phạm gian lận

Đại An