Chính sách chuyển đổi năng lượng của Nhật Bản có tác động như thế nào lên hợp đồng LNG?
Theo giới phân tích và nguồn tin trong ngành, chính sách này sẽ tạo tác động đáng kể đến những hợp đồng cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nhật Bản. Đặc biệt, chính sách năng lượng đổi mới của đất nước, bao gồm những điều khoản về việc sử dụng năng lượng hạt nhân, có thể làm giảm nhu cầu LNG dài hạn của Nhật Bản và đẩy nhanh quá trình tìm kiếm những hợp đồng LNG linh hoạt hơn và ngắn hạn hơn.
Chính sách Chuyển đổi Xanh (GX) của Nhật Bản nhằm lập bản đồ các lộ trình khử cacbon sẽ không làm quốc gia mất tập trung vào an ninh năng lượng, nhưng có khả năng sẽ đẩy nhanh quá trình tìm kiếm các hợp đồng LNG ngắn hơn và linh hoạt hơn của các công ty.
Chính sách khử carbon
Chính sách GX – được thiết kế dựa trên một Dự luật vừa được Nội các Nhật Bản thông qua vào ngày 10 tháng 2, bao hàm cả chiến lược khử carbon của đất nước, với những biện pháp như: Sử dụng năng lượng hạt nhân, tăng cường hoạt động năng lượng tái tạo và áp dụng cơ chế định giá carbon. Những biện pháp này cũng phải đảm bảo một nguồn cung năng lượng tức thì.
Các nhà phân tích và nguồn tin trong ngành cho biết, trong số những biện pháp được đưa ra, chính sách điện hạt nhân mới của quốc gia có tiềm năng tạo tác động lớn nhất đến quá trình thương thảo hợp đồng và nhu cầu LNG trong nước, vì LNG sẽ là nguồn phát điện chính của quốc gia.
Tác động đến hợp đồng LNG
Bà Kaori Tachibana - phó giám đốc về giải pháp khí đốt, điện và khí hậu tại S&P Global Commodity Insights, chia sẻ: “Chính sách GX, nổi bật nhờ khả năng giúp kéo dài tuổi thọ của những cụm nhà máy điện hạt nhân có sẵn (từ 40 đến hơn 60 năm), sẽ có tác động tức thời đến hợp đồng kinh doanh LNG trong ngắn hạn và trung hạn. Điều này sẽ cho phép Nhật Bản “đảm bảo nhu cầu phụ tải điện trong thời gian dài hạn hơn, giảm nhu cầu tiêu thụ LNG so với trước đây.”
Xu hướng thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân diễn ra vào thời điểm nhiều hợp đồng cung LNG dài hạn của Nhật Bản sắp hết hạn. Theo báo cáo tình hình LNG của S&P Global, Nhật Bản đã giảm nhập khẩu từ 99 triệu tấn/năm (vào năm 2020) xuống chỉ còn 65 triệu tấn/năm (vào năm 2030).
Xét thấy nhu cầu LNG của Nhật Bản không ổn định từ nay cho đến năm 2050, nếu không có sáng kiến mạnh mẽ của chính phủ, người dùng cuối của Nhật Bản sẽ càng lệ thuộc vào những hợp đồng mua LNG ngắn hạn hoặc giao ngay. Sáng kiến này giúp giảm thiểu nhu cầu thiết lập hợp đồng dài hạn và rủi ro trong thương mại.
Theo những nguồn tin trong ngành công nghiệp Nhật Bản, quốc gia này vẫn cần có những hợp đồng cung cấp LNG. Hợp đồng phải linh hoạt và theo kỳ hạn, nhằm tạo điều kiện cho các công ty dịch vụ sử dụng LNG thay cho năng lượng tái tạo trong trường hợp bị gián đoạn, vì Nhật Bản hiện có mức tiêu thụ năng lượng hạt nhân tương đối thấp.
Ngọc Duyên
AFP
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/10: Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều
-
Các chuyên gia nói gì về nhu cầu dầu từ nay đến năm 2035?
-
Yếu tố nào đang đè nặng lên thị trường dầu mỏ?
-
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 1,2 - 3,1% trong kỳ điều hành ngày 24/10
-
Qatar phải cạnh tranh với các nhà cung cấp LNG linh hoạt