Chính phủ chưa đồng ý bỏ trần giá vé máy bay
Ảnh minh họa |
Tại báo cáo giải trình Luật Giá (sửa đổi) gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết một số ý kiến đề nghị bỏ giá trần với dịch vụ cảng biển, vé máy bay, thậm chí có quan điểm đề nghị áp giá sàn vé máy bay.
Tuy nhiên theo Chính phủ, trong báo cáo tổng kết Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã có đánh giá chi tiết và dự thảo Luật Giá đã hoàn chỉnh cơ chế định giá mặt hàng này theo hướng chuyển từ quy định khung giá sang quy định giá tối đa (bỏ quy định về giá sàn), nhằm tạo cơ chế khuyến khích cạnh tranh để giảm giá dịch vụ bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nhất là của nhiều đối tượng có thu nhập thấp được tiếp cận các dịch vụ hàng không.
"Việc này giúp giảm chi phí xã hội cho các nhu cầu vận chuyển của người dân cũng như thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Nếu tiếp tục bỏ cả giá trần sẽ dẫn đến không còn công cụ để điều tiết giá đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa", Chính phủ nhấn mạnh.
Cũng theo Chính phủ, trên thực tế, với bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa là một trong những dịch vụ thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng, tác động với phạm vi rất lớn đến đời sống người dẫn, đến hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Khi không còn quy định giá trần thì các hãng hàng không hoàn toàn có thể đưa ra giá vé ở mức cao, nhất là một số tuyến có cạnh tranh hạn chế hoặc trong giai đoạn cao điểm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng; tác động tiêu cực đến xã hội.
Chính phủ cũng cho rằng so với mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam hiện nay thì càng thu hẹp điều kiện để người dân được tiếp cận dịch vụ hàng không nếu trường hợp giá vé tăng cao.
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Chính phủ cho biết một số nước có các biện pháp quản lý đối với dịch vụ vận tải hành khách hàng không bằng các phương thức gián tiếp hoặc trực tiếp khác nhau.
Ví dụ như Trung Quốc, Indonesia... có quy định về mức giá tối đa đối với dịch vụ này. Bên cạnh đó, cũng có những quốc gia có sự cạnh tranh cao đối với việc cung cấp dịch vụ này thì không đặt ra quy định và để thị trường tự điều tiết.
Về dài hạn, Chính phủ cho rằng khi khả năng cung ứng của vận tải hàng không đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội; thị trường có sự tham gia đa dạng của nhiều nhiều hãng hàng không Việt Nam, thúc đẩy cạnh tranh thực chất bằng giá vé, chất lượng dịch vụ, hành khách được quyền lựa chọn theo nhu cầu, khả năng với mức giá hợp lý thì khi đó đề xuất bỏ quy định giá trần dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa là phù hợp.
Với việc này, nhà nước sẽ thực hiện quản lý giá dịch vụ hàng không nội địa theo cơ chế do thị trường tự điều tiết và kiểm soát giá bán của các hãng hàng không theo quy định của Luật Cạnh tranh.
"Việc dỡ bỏ dần quy định về giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa cần có lộ trình", báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh.
Bộ Tài chính nêu quan điểm về việc bỏ trần giá vé máy bay Trước kiến nghị bỏ khung giá trần nội địa dịch vụ vận tải hàng không của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng, việc này thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Giao thông Vận tải. |
P.V
-
Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã loại bỏ các quy định gây vướng mắc
-
Tin tức kinh tế ngày 20/5: Kim ngạch xuất khẩu cao su thấp nhất trong 2 năm
-
Nhanh chóng khắc phục những phân tán trong hệ thống pháp luật về giá
-
Ngày 11/11: Quốc hội biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết về ngân sách, thảo luận về 2 dự án Luật
-
Ngày 7/11: Quốc hội thảo luận về Luật Giá (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi)
-
Tin tức kinh tế ngày 19/11: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
-
Tin tức kinh tế ngày 18/11: Cua ghẹ Việt Nam “đắt hàng” tại Trung Quốc
-
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?