Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: Man rợ chiến thuật 'biển người'
Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên (Bài 2) |
Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên! |
Hàng vạn thanh niên Trung Quốc bị giới cầm quyền đẩy vào một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, để lại nỗi đau cho hàng vạn gia đình Trung Quốc. |
Tuy nhiên, các nhà cầm quân Trung Quốc bị thế giới lên án mạnh mẽ không chỉ vì đã vô cớ tiến hành chiến tranh khi Việt Nam không hề xâm hại gì tới Trung Quốc, mà còn vì họ đã không hề tiếc xương máu binh lính của mình.
Với chiến thuật “biển người”, họ đã xua quân ào ạt sang lãnh thổ Việt Nam, bất chấp những bãi mìn và làn đạn bắn trả. Phần lớn nạn nhân của cái gọi là “chiến thuật” này là những thanh niên Hoa kiều vừa rời bỏ Việt Nam trong vài năm trước đó theo tiếng gọi của “nước mẹ”.
Ỷ vào ưu thế về mặt quân số và vũ khí, phía Trung Quốc hả hê với trò “lấy thịt đè người”. Với mức tổn thất khoảng 2 – 3 nghìn quân mỗi ngày, phía Trung Quốc vẫn không chùn tay, tiếp tục xua quân vào chỗ chết.
Phóng viên chiến trường của các hãng thông tấn nước ngoài đã phải hãi hùng khi chứng kiến cảnh xác lính Trung Quốc phơi đầy nơi chiến địa, đến nỗi khi gửi tin về tòa soạn, họ đã phải ghi chú là không thể tin vào mắt mình.
Binh sĩ Trung Quốc hồi đó cũng không được giáo dục về quy ước chiến tranh hiện đại nên đã không ngần ngại thực hiện hành vi giết hại dân thường không tấc sắt trong tay. Đó là điều đáng lên án hơn hết.
Với chiến thuật “luồn sâu” nham hiểm, một số đơn vị đặc nhiệm của Trung Quốc đã lọt được vào hậu tuyến của phía Việt Nam, cắt đứt được vài đường tiếp vận cho quân dân Việt Nam nơi tiền tuyến, nhưng cuối cùng cũng bị đánh nát không còn một mống.
Quân Trung Quốc đã sử dụng xe tăng ngay từ những cuộc tấn công đầu tiên ở cả ba mũi Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai. Xe tăng Trung Quốc hoạt động trên những tuyến đường chính và các thung lũng hai bên đường.
Tuy nhiên, do sự phối hợp kém cỏi với bộ binh và cũng do địa hình đồi núi phức tạp, rất nhiều xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt, vì vậy phía Trung Quốc bắt đầu hạn chế sử dụng xe tăng-thiết giáp trong các đợt tấn công tiếp theo, trở thành lực lượng trợ chiến cho bộ binh chứ không còn là lực lượng tấn công chủ lực.
Lính Trung Quốc tuyên thệ trước khi xuất quân. Họ không biết rằng mình đang bị chỉ huy đẩy vào chỗ chết. |
Phía Trung Quốc cũng chỉ sử dụng pháo binh để “dọn đường” cho bộ binh chứ không phải là lực lượng tấn công quyết định.
Cũng cần xác nhận rằng, Trung Quốc là hàng cao thủ trong tuyên truyền, vận động. Ở những điểm dân cư mà họ chiếm được, họ ra sức tuyên truyền sai trái rằng "đất này vốn thuộc về Trung Quốc, chẳng qua bị Việt Nam chiếm đóng hàng trăm năm nay, bây giờ chính là lúc người dân địa phương có cơ hội để trở về với “đất mẹ”.
Đặc biệt, những sĩ quan làm công tác chính trị trong quân đội (chính trị viên, chính ủy…) thì tuyệt đối mù quáng, dù đã bị bắt làm tù binh vẫn lải nhải tuyên bố về “chính sách đúng đắn” của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Việt Nam.
Tuy nhiên, qua cuộc chiến này, quân đội Trung Quốc cũng bộc lộ nhiều điểm yếu:
Đội ngũ chỉ huy ở tất cả các cấp, đặc biệt là trung cấp và cao cấp, đã tỏ ra khá yếu kém trong việc tổ chức các hoạt động chiến đấu và việc điều binh khiển tướng trong các trận chiến, dẫn đến tình trạng các đơn vị phối hợp với nhau khá lỏng lẻo, do đó phải chịu tổn thất lớn về nhân lực và trang thiết bị, đặc biệt là xe tăng, tốc độ tấn công cũng rất hạn chế;
Quân đội Trung Quốc (vào thời đó) còn thiếu vũ khí hiện đại, trang thiết bị quân sự (xe chiến đấu dành cho bộ binh, trực thăng, tên lửa…) còn khá nghèo nàn, lạc hậu.
Khả năng cơ động thấp vì thiếu các phương tiện vận chuyển trong địa hình rừng núi.
Thiếu phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, đặc biệt là từ cấp trung đoàn trở xuống.
Yếu về hậu cần và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ khi phải chiến đấu ở nơi xa nguồn cung cấp quân lương và các loại vật tư thiết bị.
(Còn tiếp)
Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên (Bài 2) Ngày 14/2/1979, Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc ra nghị quyết về việc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. Nghị quyết này được bí mật phổ biến đến các cấp chỉ huy toàn quân. |
Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên! Ngày 7/1/1979 quân đội Việt Nam đã lật đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia vốn được Trung Quốc hậu thuẫn. Tại Việt Nam, vấn đề Hoa kiều cũng trở nên gay gắt, căng thẳng. Để trả đũa, ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học”. |
Phạm Bá Thủy
VKO
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng