Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Chìa khóa” cho quá tải bệnh viện?

06:39 | 04/06/2014

1,175 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bộ Y tế vừa ban hành thông tư hướng dẫn thí điểm về mô hình Bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình sẽ có hiệu lực từ 15/7. Việc người dân sẽ được chi trả BHYT khi khám chữa bệnh trong mô hình này, nên đây được kỳ vọng sẽ là “chìa khóa” để giảm thiểu tình trạng quá tải bệnh viện.

Theo thông tư số 16/2014/TT-BYT, hướng dẫn thí điểm về Bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình vừa được Bộ Y tế ban hành thì 8 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang sẽ là những địa phương đầu tiên áp dụng thí điểm mô hình bác sĩ gia đình.

Trong thông tư nêu rõ, bác sĩ gia đình có nhiệm vụ quản lý sức khỏe toàn diện cho cá nhân, gia đình. Đồng thời sàng lọc phát hiện sớm các loại bệnh tật, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng… nằm trong phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Thông tư cũng quy định các phòng khám bác sĩ gia đình phải có hồ sơ quản lý toàn diện về sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình. Đồng thời, có trách nhiệm giữ bí mật thông tin cá nhân của người đăng ký quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.

Mô hình bác sĩ gia đình đã rất phát triển trên thế giới

Những phòng khám này có thể là phòng khám tư nhân độc lập, do cá nhân bác sĩ gia đình thành lập và đăng ký hoạt động, cũng có thể thuộc phòng khám đa khoa tư nhân. Những bệnh viện đa khoa hay trạm y tế xã cũng có thể lồng ghép, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình… Tất cả những phòng khám bác sĩ gia đình này hoạt động trên cơ sở nếu là của công lập thì giá dịch vụ khám chữa bệnh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Còn các đơn vị tư nhân thì sẽ được quyền tự quyết định giá nhưng giá dịch vụ phải được niêm yết công khai.

Mô hình bác sĩ gia đình, phòng khám gia đình này hoàn toàn khác với việc bác sĩ đến khám tại nhà như thường thấy. Bởi khám tại nhà chỉ mang tính nhất thời, còn bác sĩ gia đình là mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, có tính cộng đồng cao. Đặc biệt, các phòng khám gia đình này cũng được phép thực hiện việc khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Vì vậy, Đề án này đang được Bộ Y tế kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng quá tải tại các bệnh viện như hiện nay.

Thực tế, khái niệm Bác sĩ gia đình cũng đã quen thuộc và được triển khai ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới. Ở nước ta, mô hình này được triển khai thí điểm từ năm 2000 tại Hà Nội. Cho đến nay, cũng đã có 7 trường đại học y đào tạo bác sĩ gia đình và có hơn 500 bác sĩ chuyên khoa I bác sĩ gia đình đã tốt nghiệp. Tuy nhiên, công tác truyền thông, quảng bá về chuyên khoa bác sĩ gia đình chưa thực được chú trọng, người dân vì thế chưa hiểu đúng về quan niệm, chức năng và phạm vi hoạt động của bác sĩ gia đình nên chỉ cần bệnh nhẹ là cũng đến ngay bệnh viện chứ không gọi bác sĩ gia đình.

Trong khi đó, theo nghiên cứu thì mô hình khám chữa bệnh bác sĩ gia đình không chỉ đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh mà còn có vai trò phòng chống, phát hiện cũng như kiểm soát bệnh mãn tính khá tốt. Ở những nước tiên tiến, bác sĩ gia đình có thể xử lý đến 90% bệnh tật. Vì vậy, nếu mô hình này được thí điểm thành công ở 8 tỉnh, thành phố thì đây sẽ là mô hình khám chữa bệnh ưu việt trong tương lai.

Huy An