Châu Phi phục hưng
Châu Phi bắt đầu bùng nổ
“Châu Phi phục hưng” là khái niệm do nhà vật lý, nhân chủng học, chính trị người Senegal là Cheikh Anta Diop đưa trong loạt bài nghiên xuất bản thời kỳ 1946-1960 với nhận định châu Phi sẽ đạt được những bước tiến vĩ đại về kinh tế và văn hóa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thời kỳ này sẽ diễn ra vào cuối thế kỷ 20.
Tượng đài Phục hưng châu Phi ở Senegal, một biểu tượng cho sự thịnh vượng của châu Phi trong tương lai
Những thay đổi ở châu Phi là hết sức nhanh chóng. Trong thập niên1980, châu Phi khiến thế giới lo ngại vì không biết rằng sự phát triển của châu Phi sẽ đi về đâu do những con số về tình trạng kinh tế của châu Phi hết sức tồi tệ. Tại thời điểm đó, tăng trưởng lục địa đen thấp hơn tất cả mọi khu vực khác của thế giới và thu nhập trung bình ngày càng đi xuống trong khi tốc độ gia tăng dân số lại bỏ xa tăng trưởng kinh tế. Nhưng bước sang thập kỷ 90 tăng trưởng kinh tế dần có bước tiến, đầu tiên là bắt kịp tỷ lệ về người giàu của thế giới và sau đó là tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới.
Loại trừ năm 2009, khi châu Âu và Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính thì tiểu vùng Sahara châu Phi đã đạt mức tăng trưởng 5-7% hàng năm từ khi bước vào sang thế kỷ 21. Điều này chỉ có châu Á mới có thể làm tốt hơn.
Hầu hết các nước trong tiểu vùng Sahara châu Phi (khoảng 45 nước khu vực này) đều tham gia vào tiến trình tăng trưởng kinh tế. Trong đó, 11 nước trong khu vực này đã đưa nền kinh tế có quy mô gấp đôi, chỉ trừ có Zimbabwe có nền kinh tế bị thu nhỏ lại.
Lý giải cho hiện tượng châu Phi
Giá cả nguyên liệu tăng cao là một nhân tố đóng góp cho tăng trưởng của khu vực giàu tài nguyên châu Phi nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất đóng góp cho sự tăng trưởng của châu Phi. Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey đã nghiên cứu riêng biệt các yếu tố đem lại tăng trưởng GDP của châu Phi để tìm ra nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng này. Các số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng tài nguyên thiên nhiên chỉ đóng góp chưa đến 1/3 giá trị cho tăng trưởng khu vực trong giai đoạn 2000-2008. Điều này củng cố nhận định rằng sự tăng trưởng của châu Phi không phải chỉ là sự đóng góp từ giá nguyên liệu tăng cao.
Bưu chính viễn thông, bán lẻ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đang là những nhân tố đóng góp cho tăng trưởng. Và có nhiều nhân tố tiềm năng khác có khả năng đóng góp vào tăng trưởng. Du lịch đóng góp không nhiều nhưng rất quan trọng bởi vì nó tạo ra 1/20 việc làm ở khu vực Nam Sahara. Ngành công nghiệp không khói đang ngày càng có nhiều đóng cho tăng trưởng kinh tế thế giới à châu Phi đang sở hữu một tiềm năng khổng lồ để thúc đẩy ngành công nghiệp này.
Cùng với tăng trưởng kinh tế chưa từng có, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một lời giải thống nhất về hiện tượng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của lục địa nhưng có rất nhiều lý do hợp lý có thể giải thích cho hiện tượng này, bao bồm việc châu Phi chứa đựng ít những tranh chấp thương mại hơn, giáo dục và y tế được cải thiện tốt hơn. Thương mại nước ngoài và cơ hội đầu tư đưa lại động lực cho tăng trưởng. Đó chính là điều đã xảy ra với châu Phi trong thế kỷ 21. Các số liệu của UN chỉ ra rằng tiểu vùng Sahara châu Phi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ khoảng 50 tỷ USD vào thập niên 1990. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 này, dòng vốn chảy vào châu Phi đã vượt 200 tỷ USD.
Câu chuyện về xuất khẩu của châu Phi cũng đáng để khích lệ. Theo WTO, châu Phi đã đánh mất thị phần xuất khẩu thế giới trong hơn 50 năm cho tới năm 1998, tại thời điểm đó xuất khẩu châu Phi nhỏ hơn 2% tổng sản lượng xuất khẩu toàn cầu. Thế kỷ mới đang mang lại cho châu Phi sự hoán đổi trong xu hướng của kỷ nguyên hậu độc lập. Thị phần xuất khẩu của châu Phi so với toàn cầu đã đạt trên 3%.
Không chỉ tăng trưởng thương mại châu Phi vượt trội so với trung bình toàn cầu mà châu Phi cũng ngày càng đa dạng hóa thị trường. Theo như IMF, khoảng 2/3 tăng trưởng thương mại khu vực giai đoạn 2005-2010 đóng góp bởi quan hệ thương mại với các nền kinh tế mới nổi. Từ chỗ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào châu Âu cách đâu 20 năm, thì hiện tại một nửa các nước tiểu vùng Sahara châu Phi có quan hệ thương mại với các nước đang phát triển. Với sự khó khăn của các nền kinh tế giàu có giai đoạn hiện nay, hợp tác “Nam – Nam” ngày càng sâu sắc hơn.
Đặc biệt, Trung Quốc đóng vai trò to lớn trong sự bùng nổ về thương mại và đầu tư của châu Phi. Ảnh hưởng của Trung Quốc với khu vực thể hiện rõ nhất vào năm 2006 khi hội nghị thượng đỉnh châu Phi – Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh với sự có mặt của hầu hết các lãnh đạo châu Phi và khu vực này đã nhận được lượng đầu tư khổng lồ từ Trung Quốc.
Sự xuất hiện của các lãnh đạo Trung Quốc tại lục địa đen ngày càng dày đặc
Nhân tố khác thúc đẩy tăng trưởng là quản lý kinh tế vĩ mô tốt hơn. Nguyên tắc về ngân sách và kiểm soát lạm phát đã được cải thiện. Các chính sách vĩ mô tốt hơn cũng có nhiều hỗ trợ. Các trở ngại trong kinh doanh từng bước được gỡ bỏ và các nhà kinh doanh đối mặt ít hơn với nạn tham nhũng.
Mặc dù châu Phi vẫn tiếp tục là khu vực có sự quản lý kém nhất thế giới nhưng việc thực hiện các chính sách đã được cải thiện. Đây vẫn là câu chuyện đáng lưu ý về châu Phi nhưng các chương trình viện trợ thế giới có thể
Việc giảm nợ đã giúp châu Phi cải thiện được tình trạng tài chính và những hỗ trợ về công công nghệ cùng với những ràng buộc đi kèm với viện trợ khiến các chính phủ châu Phi dần cải thiện chất lượng quản lý.
Lục địa này còn đối mặt với nhiều thách thức to lớn và hành trình dài phía trước để đi đến cánh cửa của sự thịnh vượng dù rằng xu hướng tăng trưởng của thập kỷ vừa qua có thể tiếp tục được duy trì tốt hơn. Nhưng phải khẳng định rằng chưa bao giờ trong kỷ nguyên hậu độc lập, châu Phi có được một viễn cảnh tốt đẹp hơn thế.
Khôi Nguyên
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới