Châu Âu vô hiệu hóa "vũ khí" năng lượng Nga
Du khách trượt tuyết nhân tạo ở dãy Alps, Thụy Sĩ, ngày 4/1 |
Trong một bài viết trên CNN, ông Keir Giles, chuyên gia tư vấn cấp cao tại Chatham House cho biết: “Ở Nga, quan điểm truyền thống cho rằng một trong những lợi thế của họ trong chiến tranh là mùa đông nói chung".
“Trong chiến sự Nga - Ukraine, Nga đã tìm cách khai thác mùa đông để tăng cường sức mạnh của vũ khí năng lượng nhằm khiến châu Âu giảm viện trợ cho Ukraine", ông Giles nói thêm.
Tuy nhiên, khi bước sang năm 2023, các chính phủ châu Âu có cơ hội giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga khi mùa đông ấm áp hơn dự kiến. Các thị trấn và thành phố trên khắp châu Âu đã ghi nhận mức nhiệt độ cao kỷ lục vào dịp Giáng sinh và Năm mới, tiếp tục xu hướng ấm áp bắt đầu vào cuối mùa hè năm ngoái. Tại Pháp, nhiệt độ đã tăng lên gần 25 độ C ở phía Tây Nam vào ngày đầu năm mới, trong khi các khu trượt tuyết nhộn nhịp thường thấy ở châu Âu lại vắng vẻ do không có tuyết.
Đồng thời, sự phát triển của năng lượng tái tạo cũng góp phần xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng. Năng lượng gió và mặt trời sẽ giúp giảm gần 40% lượng điện tạo ra từ khí đốt tại 10 thị trường điện lớn nhất châu Âu năm nay.
Ông Adam Bell, cựu quan chức năng lượng của chính phủ Vương quốc Anh, nói rằng dự trữ khí đốt của các nước châu Âu vẫn còn gần đầy và giá khí đốt gần đây đã về mức trước chiến sự Nga- Ụkraine. Điều này giúp châu Âu dường như đã qua thời kỳ tồi tệ nhất của khủng hoảng năng lượng.
Châu Âu giảm bớt nỗi lo khủng hoảng năng lượng nhờ mùa đông không lạnh |
Giá khí đốt tại châu Âu hiện chỉ bằng 20% mức đỉnh hồi tháng 8/2022. Bất chấp lo ngại giá giảm kéo nhu cầu lên cao, lượng tiêu thụ năng lượng thực tế tại Châu Âu lại đang giảm xuống. Trong một báo cáo gần đây, Morgan Stanley cho biết tiêu thụ khí đốt tại các nước châu Âu năm nay dự kiến giảm 16% so với mức trung bình 5 năm.
Giới quan sát vẫn lạc quan rằng châu Âu có thể vượt qua mùa đông năm nay và thậm chí là vào năm tới. "Nỗi lo kinh tế suy thoái nghiêm trọng đến nay đã được loại bỏ", Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết trong một chuyến thăm Na Uy gần đây.
Mặc dù vậy, việc các nước châu Âu có tận dụng cơ hội ngắn ngủi này để củng cố an ninh năng lượng của họ hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Cuộc chiến tại Ukraine đã cho thấy tính dễ bị tổn thương của châu Âu khi quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga. Điều này đòi hỏi phải có một đánh giá dài hạn về an ninh năng lượng của lục địa.
Theo ông John Springford, Phó giám đốc Trung tâm Cải cách Châu Âu cũng cho rằng, đây là cơ hội để các chính phủ châu Âu có thể làm nhiều hơn nữa nhằm khuyến khích và tăng tốc độ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. “Sẽ là khôn ngoan nếu các chính phủ châu ÂU củng cố khả năng lưu trữ khí tự nhiên lỏng (LNG), điều này có thể diễn ra khá nhanh và trực tiếp làm giảm nhu cầu về khí đốt của Nga", ông Springford nói.
Dù châu Âu có vẻ sẽ vượt qua mùa đông này một cách tương đối dễ dàng, nhưng một mùa hè với những đợt nắng nóng, sau đó là mùa đông lạnh giá 2023-2024 có thể thách thức khả năng lấp đầy và duy trì kho chứa khí đốt của các quốc gia trong 18 tháng tới.
Các chuyên gia đã từng lưu ý, cơ sở hạ tầng khí đốt của Châu Âu được xây dựng để lưu trữ theo mùa, thay vì dự trữ chiến lược, do đó có sự giới hạn về khả năng dự trữ khí đốt.
Ngoài ra, sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhu cầu nhập khẩu khí đốt tự nhiên vào Trung Quốc có thể gia tăng, dẫn đến việc hàng hóa được chuyển hướng đến châu Á và gây ra sự tăng giá đột biến ở châu Âu.
Do đó, nếu các quốc gia châu Âu không hành động ngay bây giờ, thì có thể sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng năng lượng vào mùa đông tới.
Theo DĐDN
Để cai khí đốt Nga, châu Âu đang bơm hàng tỷ euro vào LNG |
Đức giảm đáng kể phụ thuộc vào khí đốt của Nga |
Nga nói sẵn sàng cấp lại khí đốt cho châu Âu |
Thấy gì từ liên minh khí đốt Nga - Thổ Nhĩ Kỳ? |
-
Tin Thị trường: Khí đốt Nga chiếm 17% tổng lượng nhập khẩu của Châu Âu
-
Các nước EU vẫn đổ bộn tiền vào khí đốt Nga
-
Các công ty Mỹ cản trở nỗ lực duy trì dòng chảy khí đốt Nga tại EU
-
Nguyên nhân khiến khí đốt Nga trở lại vị trí dẫn đầu châu Âu
-
Thủ tướng Hungary khẳng định tiếp tục sử dụng khí đốt Nga
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/10 - 26/10
-
Giá dầu hôm nay (26/10): Dầu thô tiếp đà tăng