Charlie Hebdo báng bổ nỗi đau của người Ý sau động đất
Một trận động đất 6,0 độ Richter xảy ra vào đêm 24/8 ở miền Trung nước Ý. Ba tỉnh Lazio, Marche và Umbria bị ảnh hưởng nặng nề. Rung chấn mặt đất được cảm nhyận ở nhiều thành phố của Ý, bao gồm Rome, Florence và Bologne. Theo báo cáo gần đây, thảm họa đã khiến 294 người thiệt mạng, gần 400 người bị thương và hơn 3.000 người mất trắng nhà cửa. Việc đào bới các đống đổ nát để tìm kiếm những người mất tích vẫn đang tiếp tục được thực hiện.
Biếm họa của Chalie Hebdo về trận động đất ở Ý |
Trong số mới nhất của Charlie Hebdo có đăng một bức biếm họa với tiêu đề Động đất ở Ý, mô tả hai người đàn ông mặt bết máu, có chú thích là "bị tẩm nước sốt cà chua" và "bị nướng như mì ống". Bên cạnh đó là một "món ăn" thứ ba quen thuộc của người Ý – món lasagna, bán kẹp nhiều lớp, nhô ra giữa các lớp bánh là những bàn chân người. Ngoài ra, Charlie Hebdo có một câu bình luận về trận động đất ở Italy: "Khoảng 300 người đã thiệt mạng trong trận động đất ở Ý và vẫn chưa biết liệu trước khi gây vụ động đất này, Trái đất có hô to Allahu Akbar hay không".
Xin giải thích rõ, Allahu Akbar (thánh Allah vĩ đại vạn tuế) là câu khẩu hiệu mà các chiến binh thánh chiến thường hô to trước khi thực hiện hành động khủng bố.
Hình ảnh bị bóp méo tồi tệ về thảm họa này đã khiến dân Ý vô cùng phẫn nộ. Một trong những người đầu tiên bày tỏ sự tức giận là ông Sergio Pirozzi, thị trưởng của thành phố Amatrice gần như hoàn toàn bị phá hủy bởi động đất:
"Làm sao người ta lại có thể vẽ tranh biếm họa về những người chết thảm? Tôi chắc chắn rằng bức tranh châm biếm phản cảm này không thể hiện cảm xúc thật của dân chúng Pháp" – thị trưởng Pirozzi phát biểu trên kênh truyền hình Tgcom24.
"Gọi là tranh biếm họa, nhưng mà tôi không tìm thấy bất cứ điều gì buồn cười trong bức tranh này cả" - ông Vasco Errani, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt chịu trách nhiệm phục hồi khu vực bị động đất tàn phá, cho biết.
Đại sứ quán Pháp tại Ý ngay lập tức phản ứng bằng một tuyên bố chính thức rằng bức tranh của Charlie Hebdo "chắc chắn không thể hiện quan điểm của người Pháp".
Trên các trang mạng xã hội Facebook, Twitter, các công dân bình thường và các chính trị gia đã không ngần ngại “ném đá” tuần san trào phúng này. Đặc biệt, nhiều người đã đưa bức tranh này vào tài khoản của mình với dòng chữ "Je ne suis pas Charlie" (Tôi không phải là Charlie), kèm lời nhận xét (comment): "Xấu hổ!". Và thống đốc của vùng Latsio, ông Nikola Dzingaretti đã viết trên trang của mình: "Bạn có thể vẽ bất cứ chuyện gì bạn muốn, và tôi có quyền nói rằng bạn chẳng biết cảm giác xấu hổ là gì".
Tuần báo Charlie Hebdo được biết đến rộng rãi sau khi tòa soạn bị tấn công khủng bố vào ngày 7/1/2015. Hai kẻ bịt mặt đã đột nhập vào văn phòng và nổ súng vào những người có mặt. Sau đó còn xày ra một loạt các cuộc tấn công, khiến 17 người thiệt mạng trong ba ngày. Hai anh em nhà Kuashi (Cherif và Said) được coi là nghi phạm trong vụ tấn công trên và bị tiêu diệt trong một chiến dịch đặc biệt của lực lượng an ninh Pháp vào ngày 9 tháng Giêng. Sau vụ việc, nhiều người ở Pháp và các nước khác đã thiết lập status cho mình trên các trang mạng xã hội là "Je suis Charlie" (Tôi là Charlie).
Thiện Tâm
Ria
-
Tổng thống Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển