Cảnh giác với rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu
Nhằm giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu có cái nhìn tổng quát về những rủi ro trong kinh doanh để phòng vệ và quản lý rủi ro, ngày 27/9, trường Đại học Luật TP HCM phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức hội thảo “Cảnh báo về rủi ro xuất nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”.
Ông Nguyễn Văn Sự - Nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân TP HCM cho biết: Trong kinh doanh không thể tránh khỏi rủi ro vì khi ký kết hợp đồng có những điều doanh nghiệp không thể lường trước được. Rủi ro có thể xuất hiện do ảnh hưởng của thiên tai hoặc do chiến tranh, đình công, thay đổi chính sách của nhà nước, thay đổi kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp... Bên cạnh những nguyên nhân khách quan cũng có những trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro vì không nắm rõ những quy định của luật pháp, soạn thảo hợp đồng hết sức sơ sài, lỏng lẻo, tính toán sai trong kinh doanh, thiếu thông tin khách hàng, dự đoán thị trường kém, bị lừa đảo…
Ông Nguyễn Văn Sự - Nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân TP HCM
Theo ông Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn VIAC, 60% các tranh chấp trong hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta xuất phát từ hợp đồng không chặt chẽ. Hiện nay, các hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nước ta được soạn thảo hết sức đơn giản, chủ yếu bao gồm: tên hàng, số lượng, giá cả, giao hàng; thiếu nhiều điều khoản, trong đó có vấn đề xử lý khi xảy ra tranh chấp. Do đó, khi xảy ra các rủi ro, doanh nghiệp thường gánh chịu sự thua thiệt.
Trong kinh doanh, nhiều trường hợp phải giao hàng trước nhận tiền sau hoặc ngược lại ứng tiền trước nhận hàng sau, rủi ro rất dễ xảy ra. Do đó, các doanh nghiệp phải chọn đối tác đáng tin cậy để giao dịch thương mại, tránh thiệt hại cho bản thân mình.
Để làm được điều này, trước khi ký kết hợp đồng doanh nghiệp nên có bước tìm hiểu kỹ đối tác của mình về: lịch sử kinh doanh, khả năng tài chính, năng lực kinh doanh… Đây là điều mà các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng rất nhiều nhưng Việt Nam ta chưa có thói quen này. Ngoài ra, doanh nghiệp nên soạn thảo một hợp đồng chặt chẽ để hạn chế thấp nhát những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Một biện khác là doanh nghiệp có thế áp dụng các chế tài để đảm bảo quyền lợi của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp bằng việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…
Hội thảo " Cảnh báo rủi ro xuất nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế"
Khi gặp rủi ro, nếu doanh nghiệp lúng túng trong xử lý hoặc không thể tự thương lượng với đối tác thì họ có thể đưa vụ việc ra các cơ quan có thẩm quyền tài phán như trọng tài và tòa án để giải quyết. Đó là cơ quan sẽ giúp giải quyết những xung đột quyền lợi giữa các bên khi xảy ra rủi ro.
Mai Phương
-
Tin tức kinh tế ngày 13/11: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tiếp tục lập kỷ lục mới
-
[Infographic] Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024
-
VLF 2024: Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
-
Hoạt động xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ sẽ đối mặt với nhiều rủi ro nếu ông Trump đắc cử
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Kuwait chi bộn tiền để thúc đẩy sản lượng dầu mỏ
-
Đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT mang lại lợi ích cho ngành nông nghiệp và nông dân
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD