Cần xây dựng hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện sinh khối
Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh và Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam đặt mục tiêu tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng sinh khối trong sản xuất điện lên 1% vào năm 2020; 2,1% vào năm 2030 và 8,1% vào năm 2050. Quy hoạch Điện VII điều chỉnh cũng đã đặt ra mục tiêu phát triển điện sinh khối các giai đoạn đến năm 2025 và 2030 tương ứng là 1.200 MW và 3.000 MW.
Điện sinh khối từ bã mía |
Đề án phát triển ngành mía đường đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đặt mục tiêu là tận dụng các phụ phẩm từ ngành mía đường để sản xuất điện nhằm tăng giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất mía đường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam.
Để thực hiện được đề án này, nhiều công ty mía đường đã tách riêng phần sản xuất điện và đầu tư thêm các thiết bị lò hơi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất điện năng từ bã mía. Theo báo cáo của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, năm 2019 chỉ có 175 MW điện sinh khối của 3 nhà máy mía đường phát điện lên lưới. Như vậy, điện sinh khối mới chỉ đạt khoảng 26,5% mục tiêu phát triển đến năm 2020.
Nhằm thúc đẩy phát triển các dự án điện sinh khối, Chính phủ đã xem xét điều chỉnh giá hỗ trợ theo đúng như chủ trương và tên gọi của Quyết định 24/2014/QĐ-TTg.
Theo khoản 1, Điều 14 của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg quy định giá mua điện (FIT) áp dụng cho các dự án đồng phát từ nguồn nguyên liệu bã mía là 5,8 US cents/kWh.
Tại thời điểm năm 2014, khi tính toán giá FIT áp dụng cho dự án sinh khối đồng phát từ nguồn nguyên liệu bã mía, hầu hết chúng ta cho rằng bã mía là nguồn nguyên liệu “dư thừa” của các nhà máy đường, do vậy các nhà máy mía đường đã sẵn cơ sở hạ tầng, nguyên liệu... nên không phải xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhà máy đường, không phải mua bã mía vì sử dụng bã mía từ nhà máy đường. Mặt khác, ngay từ khi thành lập, các doanh nghiệp mía đường coi sản phẩm đường là chủ lực do vậy chỉ đầu tư máy móc phù hợp để đảm bảo sản phẩm đường đáp ứng yêu cầu thị trường.
Để đạt được mục tiêu của đề án và quy hoạch, việc điều chỉnh giá điện sinh khối là cần thiết để khuyến khích các nhà đầu tư. Do vậy, ngày 5/3/2020, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg sửa đổi và bổ sung một số điều của Quyết định số 24 năm 2014. Theo đó, giá mua điện đối với các dự án sinh khối đồng phát nhiệt - điện là 7,03 US cents/kWh và đối với các dự án không phải là đồng phát nhiệt - điện là 8,47 US cents/kWh.
Việc điều chỉnh giá điện sinh khối của Chính phủ được xem là "cú hích" đối với các dự án điện sinh khối đã, đang và sẽ triển khai tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh giải pháp điều chỉnh giá điện đối với các dự án điện sinh khối, theo bà Lê Thị Thoa - Cán bộ cao cấp Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM) thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Bộ Công Thương/GIZ, Bộ Công Thương cần xem xét, sửa đổi, có thể là xây dựng thông tư mới quy định về phát triển dự án điện sinh khối và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện sinh khối.
Bên cạnh đó, sự thành công của một dự án năng lượng sinh khối phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp sinh khối. Do vậy, bà Thoa cho rằng, Chính phủ cần có chiến lược, định hướng phát triển ngành mía đường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời xây dựng các vùng nhiên liệu tập trung nhằm đảm bảo các điều kiện thực hiện cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm giúp các nhà máy đường đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
P.V
Việt Nam và Đức khởi động dự án hợp tác kỹ thuật về năng lượng sinh khối |
Cần cơ chế linh hoạt hơn |
Vì sao điện sinh khối vẫn chưa hấp dẫn nhà đầu tư? |
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi