Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí |
Phát triển nguồn năng lượng mặt trời là chủ trương của Chính phủ và được khuyến khích tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, trong đó ưu đãi về mức giá bán điện lên đến 1.943 tương đương 8,38 cent/kWh. Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã có công văn hướng dẫn đầu tư về Điện mặt trời mái nhà để người dân và các đơn vị chủ động trong việc phát triển nguồn năng lượng này.
Với ưu đãi lớn về giá điện hòa lưới nên trong thời gian qua, ngành năng lượng mặt trời phát triển chóng mặt. Nhất là tại các khu vực có số giờ nắng tốt như ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam.
Số liệu tổng hợp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, trong 8 tháng năm 2020, trên toàn quốc đã lắp đặt 25.706 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 758,2 MWp. Lũy kế đến nay, đã có gần 50.000 dự án điện mặt trời mái nhà đã đưa vào vận hành với tổng công suất gần 1.200 MWp.
Tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, số lượng người dân lắp đặt hệ thống điện mặt trời còn khá khiêm tốn. Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI), tính đến đầu tháng 10/2020, trên toàn địa bàn Thành phố có 1.199 khách hàng lắp đặt hệ thống Điện mặt trời mái nhà. Trong đó chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2020, số lượng khách hàng đăng ký đã lên tới 740 khách hàng, chiếm 62% tổng số khách hàng lắp đặt ĐMTMN tại Hà Nội.
Hệ thống điện mặt trời mái nhà của hộ gia đình bà Liên. |
Lắp đặt điện mặt trời mái nhà không chỉ tận dụng được nguồn năng lượng sạch mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính… Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, nhiều người dân vẫn băn khoăn về chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời còn lớn, trong khi công suất tại một số vùng còn hạn chế, mất nhiều thời gian thu hồi vốn. Bên cạnh đó, việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời cũng là mối quan tâm của nhiều người dân bởi việc này đòi hỏi cần có kinh nghiệm và có thể tốn chi phí nếu thuê đơn vị ngoài.
Bà Trần Thị Liên (ở đường Bưởi, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà 20kwp khoảng 2 năm nay cho biết, trong thời điểm nắng nóng vừa qua, ước tính nhà bà giảm được vài triệu tiền điện. “Nhà tôi kinh doanh phòng trọ cho thuê, tháng cao điểm nắng nóng sử dụng hết vài chục triệu tiền điện. Tuy nhiên, khi lắp hệ thống điện mặt trời thì cũng giảm được tương đối” - bà Liên nói.
Dẫn chúng tôi đi thăm hệ thống điện mặt trời của gia đình, bà Liên cho biết, bà biết đến hệ thống điện mặt trời qua một người đến thuê nhà. Sau đó, bà tìm hiểu hệ thống điện mặt trời của Tập đoàn Sơn Hà và đăng ký lắp đặt. “Việc lắp đặt chỉ trong vòng 3 ngày, một ngày khảo sát, làm hồ sơ và một ngày lắp đặt. Hệ thống điện mặt trời mái nhà vừa giúp giảm tiền điện và giảm nhiệt độ trên tầng thượng, tôi có thể trồng thêm rau xanh” - bà Liên khoe.
Một trường hợp khác tại Hà Nội cũng đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà là ông Phan Văn Đôn (ở tổ 12, phường Kim Liên, quận Đống Đa) với công suất 6kwp trên diện tích 30m2. Được biết, tháng cao điểm nắng nóng, gia đình ông Đôn dùng hết 900 số điện thì hệ thống điện mặt trời đã sản sinh được gần một nửa, giúp tiết kiệm kha khá chi phí sử dụng điện.
Nói về việc bảo trì, bà Liên cho biết, từ khi lắp đặt bà chưa gặp phải vấn đề gì liên quan đến việc vệ sinh hay bảo trì hệ thống bởi đã được quy định trong hợp đồng lắp đặt với Tập đoàn Sơn Hà và do tập đoàn này hỗ trợ.
Liên quan đến vấn đề bảo trì hệ thống điện mặt trời, đại diện Tập đoàn Sơn Hà cho biết, các tấm pin trong hệ thống điện mặt trời mái do Sơn Hà lắp đặt sẽ được bảo hành trong thời gian là 12 năm. Bên cạnh đó, chi phí bảo trì, bảo dưỡng hệ thống chỉ tốn khoảng 3% tổng doanh thu tiền điện hàng năm. Vị đại diện Tập đoàn Sơn Hà cũng cho biết, tại khu vực miền Bắc, cường độ nắng bằng khoảng 80% so với miền Nam nhưng vẫn thuộc top khá cao trên thế giới. Như vậy, việc hoàn vốn sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại miền Bắc là không quá lâu.
Cũng liên quan đến vấn đề bảo trì hệ thống điện mặt trời, đại diện Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction) cho biết, với các thiết bị chính hãng, hệ thống điện năng lượng mặt trời rất ít khi bị hỏng nên chi phí bảo trì thường xuyên rất thấp.
Hệ thống điện mặt trời chỉ cần được vệ sinh sạch sẽ thì các thiết bị sẽ lâu hư hơn và sử dụng với thời gian dài. Hơn nữa, các thiết bị lắp đặt từ Viettel Construction cung cấp là những thiết bị chính hãng có thời gian bảo hành từ 25–30 năm. Các thiết bị khung giá đỡ ít bị mài mòn có thời gian bảo hành từ 4-5 năm nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về việc phát sinh nhiều chi phí sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Xuân Hinh
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
- Tập đoàn Sơn Hà khánh thành nhà máy sản xuất xe điện EVgo tại Bắc Ninh
-
Tập đoàn Sơn Hà khánh thành nhà máy sản xuất xe điện EVgo tại Bắc Ninh
-
Tập đoàn Sơn Hà ký kết với Tập đoàn FLC về việc lắp đặt điện mặt trời áp mái FreeSolar tại FLC Quy Nhơn
-
Cần sớm có tiêu chuẩn về tấm pin năng lượng mặt trời
-
Phát triển điện mặt trời áp mái, Tập đoàn Sơn Hà tiến sâu vào ngành năng lượng tái tạo
-
Bài cuối: Những khuyến nghị quý giá để phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 4: Lựa chọn phát triển cảng điện gió ngoài khơi như thế nào?
-
Bài 3: Để phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi một cách hợp lý
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương