Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II:

Cẩn trọng trong việc lựa chọn công nghệ và nhà thầu

07:00 | 03/04/2016

921 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Từ kinh nghiệm vận hành thực tế ở Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Na Dương I (các thiết bị chính đều có xuất xứ từ Nhật Bản và các nước G7) với Nhiệt điện Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của thiết bị Trung Quốc đều thấp hơn các thiết bị của các nước châu Âu, G7. Lựa chọn nào là phù hợp với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II sắp tới?

Nhà thầu phải thỏa mãn các điều kiện

Dự án NMNĐ Na Dương II (110MW) do Tổng Công ty Điện lực Vinacomin làm chủ đầu tư chính thức khởi công vào ngày 16-10-2015, tại tỉnh Lạng Sơn với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Đây là dự án quan trọng được Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược phát triển lĩnh vực điện của ngành than - khoáng sản nói riêng và trong Quy hoạch Điện quốc gia nói chung. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào vận hành phát điện vào năm 2018, cung cấp khoảng trên 650 triệu kWh/năm, góp phần đảm bảo cung ứng điện chất lượng cao cho Lạng Sơn và các địa phương vùng biên giới phía Bắc.

Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư sẽ phải hoàn thiện công tác đền bù, giải phóng một phần mặt bằng dự án; xây lắp hệ thống cấp điện thi công, hệ thống cấp nước thi công. Hiện dự án đang triển khai các thủ tục lựa chọn nhà thầu EPC, thu xếp vốn cho dự án và thực hiện các phần việc, gói thầu khác theo đúng tiến độ được phê duyệt để đảm bảo điều kiện khởi công gói thầu EPC nhà máy chính vào cuối quý II/2016.

can trong trong viec lua chon cong nghe va nha thau
Công nghệ Nhật Bản mang lại hiệu quả cho NMNĐ Na Dương I

Nhiều chuyên gia đang bày tỏ quan ngại về việc dự án có thể “rơi” vào tay các nhà thầu Trung Quốc bởi giá bỏ thầu hấp dẫn, giá rẻ thường kéo theo nhiều hạn chế về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, công nghệ yếu kém, vấn đề quản lý và xử lý chất thải công nghiệp... Trên thực tế, những mối quan ngại với nhà thầu Trung Quốc không hẳn không có cơ sở. Với giá bỏ thầu hấp dẫn, nhà thầu Trung Quốc thường có lợi thế, tuy nhiên trong quá trình thi công thì chi phí lại đội lên nhiều lần và tiến độ thường chậm trễ. Không riêng lĩnh vực nhiệt điện mà hầu hết các dự án thuộc các lĩnh vực khác đều gặp phải tình trạng này.

Dẫn chứng hầu hết các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VI (giai đoạn 2006-2010) đều bị chậm tiến độ như các nhà máy thủy điện sông Ba Hạ, Pleikrông, Bản Vẽ...; các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí (mở rộng 1), Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1, Vũng Áng 1, Sơn Động, Mạo Khê, Nông Sơn, Ô Môn 1. Đặc biệt, các dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận như: Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Cẩm Phả 1, Cẩm Phả 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 và nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc như Kiên Lương... đều bị chậm; có những dự án đến nay vẫn án binh bất động, chậm tiến độ 2-3 năm.

Bày tỏ quan điểm trước vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi cũng cho rằng, mặc dù có lợi thế với giá chào thấp. Tuy nhiên trong quá trình thi công thì chi phí lại đội lên nhiều lần và tiến độ thường chậm trễ; Giá rẻ là căn nguyên của nhà thầu Trung Quốc đưa công nghệ kém chất lượng và lao động Trung Quốc trái phép vào phục vụ dự án. Điều này đã xảy ra ở một số dự án NMNĐ do nhà thầu Trung Quốc thực hiện gây ô nhiễm môi trường và xuống cấp nhanh chóng, việc sử dụng lao động Trung Quốc tràn lan chiếm hết công ăn việc làm lẽ ra là của kỹ sư và công nhân Việt Nam; Địa điểm Nhà máy NMNĐ Na Dương 2 đặt tại tỉnh Lạng Sơn đây là tỉnh nằm trên tuyến biên giới đất liền ở phía Bắc có ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị hết sức quan trọng; khi thực hiện việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội... thì không thể không bàn đến vấn đề an ninh - quốc phòng trên toàn tuyến biên giới.  

Kinh nghiệm từ Na Dương I

Than Na Dương là loại than nâu, ngọn lửa dài, hàm lượng lưu huỳnh lớn chỉ thích hợp cho công nghệ xi măng lò quay phương pháp ướt và NMNĐ với công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn. Ngoài ra than nâu không thể dùng vào việc gì khác, kể cả đun nấu, đốt gạch, nung vôi... vì rất độc hại và ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, việc lựa chọn công nghệ hết sức quan trọng.

Năm 2002, NMNĐ Na Dương I đã chính thức khởi công xây dựng với nhà thầu chính là Tập đoàn Marubeni - Nhật Bản. Nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Từ đó đến nay có thể khẳng định, công nghệ của nhà thầu Nhật Bản đã thành công, nhà máy luôn vận hành ổn định, độ tin cậy cao, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt. So sánh thực tế vận hành ở NMNĐ Na Dương I (các thiết bị chính đều có xuất xứ từ Nhật Bản và các nước G7) với Nhiệt điện Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả chất lượng thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc cũng như các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật (hiệu suất nhà máy) đều thấp hơn các thiết bị của các nước châu Âu, G7.

Dựa trên các nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng của Hiệp hội Năng lượng nhà thầu EPC được đề xuất cho dự án này là Liên danh Nhà thầu Marubeni - Thành Long bởi từ kinh nghiệm thực hiện thành công của nhà thầu này trong quá trình xây dựng, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu và đưa vào vận hành thương mại Dự án NMNĐ Na Dương 1. Dự án được trang bị các thiết bị công nghệ tiên tiến, đến nay dự án vẫn vận hành tốt, ổn định, tin cậy và luôn có độ sẵn sàng cao.

Về đề xuất tài chính nhà thầu Marubeni đã chào gói thầu EPC Dự án NMNĐ Na Dương II với tỷ lệ tài trợ vốn chiếm 85% giá trị của gói thầu thông qua nguồn vốn tín dụng xuất khẩu ECA của JBIC thời hạn là 13 năm với độ sẵn sàng cao. Tập đoàn Marubeni Nhật Bản cũng đã ký thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ với Công ty Cổ phần Thành Long Việt Nam để thành lập Liên danh Tổng thầu EPC NMNĐ Na Dương II.

Ngoài ra, việc hợp tác này phù hợp với chủ trương nội địa hóa của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, thể hiện tại Chỉ thị số 474/CT-TTg về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước ngày 20-4-2010; Chỉ thị số 73/CT-TTg về việc chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC ngày 17-5-2011; Quyết định số 1791/QĐ-TTg phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế chế tạo trong nước thiết bị các NMNĐ trong giai đoạn 2012-2025 ngày 29-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Tập đoàn Marubeni dành cho Công ty Cổ phần Thành Long 40% giá trị gói thầu EPC để thực hiện nội địa hóa các hạng mục: hệ thống cung cấp than, hệ thống thải tro xỉ, hệ thống lọc bụi và khử lưu huỳnh, hệ thống nước làm mát tuần hoàn, hệ thống cung cấp dầu, hệ thống ống khói, hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, trạm phân phối, máy biến áp chính, hệ thống phòng cháy chữa cháy và phần kết cấu thép của dự án.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Na Dương II (110MW) được Chính phủ phê duyệt do Tổng Công ty Điện lực - Vinacomin làm chủ đầu tư, được xây dựng trên khu vực xưởng sàng hiện có của mỏ than Na Dương, thuộc thôn Toòng Giá, xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Dự án thuộc nhóm A, công trình cấp II, có quy mô công suất 110MW, bao gồm 1 tổ máy sử dụng nguồn than trong nước. Với tổng mức đầu tư hơn 4.194 tỉ đồng, dự kiến đi vào vận hành phát điện vào năm 2018, cung cấp khoảng trên 650 triệu kWh/năm.

Minh Châu

Năng lượng Mới 510