Cần khung pháp lý cho thương mại điện tử
Đặc biệt, trong năm 2020 đại dịch COVID-19 mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế nhưng lại góp phần tăng trưởng bứt phá cho thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc TOP 3 trong khu vực Đông Nam Á. |
Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường TMĐT tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 khoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019.
Dân số trẻ và sử dụng smartphone lớn
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%. Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước tai đặt 52 tỷ USD.
Theo Sách trắng thương mại điện tử 2020, năm 2019, số người Việt tham gia mua sắm trực tuyến đã cán mốc 44,8 triệu người (năm 2015 là 30,3 triệu, năm 2016 là 32,7 triệu người, năm 2017 là 33,6 triệu và năm 2018 là 39,9 triệu người). Doanh số bán lẻ thương mại điện tử B2C của Việt Nam trong năm 2019 đạt 10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc TOP 3 trong khu vực Đông Nam Á. Với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Để có được những con số trên, Việt Nam có thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone nhiều.
Trong tăng trưởng của thị trường TMĐT thời gian qua có đóng góp rất lớn từ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics, chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng. Các sàn TMĐT hàng đầu tại Việt Nam đang chạy đua nước rút để cải thiện tốc độ giao hàng với nhiều chiến lược khác nhau để gia tăng trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT mang đến, như giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, thanh toán nhanh thì vẫn còn nhiều hạn chế. Đơn cử, vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội vẫn đang còn rất nhiều. Hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức, tranh chấp với đối tác trong TMĐT.
Đặc biệt, các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh. Thách thức về an toàn, an ninh mạng và bảo mật cá nhân trong các giao dịch TMĐT cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp khiến người tiêu dùng còn nhiều lo ngại trong việc mua hàng và thanh toán trực tuyến. Chính vì vậy, TMĐT đang cần một khung pháp lý toàn diện, đồng bộ trong giai đoạn hiện nay.
Thanh toán kỹ thuật số là phương thức giao dịch đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử. Việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử cũng sẽ thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt khi mua sắm tại các cửa hàng. Các điểm kinh doanh offline cũng nhận thức được xu hướng này và ngày càng thân thiện hơn với các giải pháp thanh toán kỹ thuật số.
Dịch vụ hậu cần ngày một trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng mong đợi nhiều về chất lượng giao hàng. Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng. Do vậy, các doanh nghiệp và nhà bán hàng cần sử dụng hiệu quả công nghệ để đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng với chi phí tiết kiệm. Để hỗ trợ các nhà bán hàng và làm hài lòng hơn người tiêu dùng, các sàn lớn đã và đang tập trung đầu tư mạnh cho logistics.
Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp, từ lớn cho đến nhỏ nhanh chóng thực hiện chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người dùng trong bối cảnh giãn cách xã hội. Khi bán hàng trực tuyến trở thành một kênh có doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ để hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng.
Mua bán hàng hóa qua mạng tại Việt Nam phát triển rất nhanh với sự tham gia tích cực của đông đảo người tiêu dùng Ảnh: HOÀNG TRIỀU |
Cần một giải pháp chống thất thu thuế
Tôi hoàn toàn nhất trí với quy định các sàn TMĐT phải liên đới chịu trách nhiệm về các hoạt động vi phạm pháp luật kinh doanh, như bán hàng lậu, hàng giả, bán hàng không xuất hóa đơn chứng từ, giải quyết không đến nơi đến chốn, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng của các gian hàng thuê sàn để kinh doanh và thực hiện các giao dịch hàng hóa khác.
Đối với doanh thu và nộp ngân sách trong điều kiện ngân sách còn thất thu lớn ở lĩnh vực TMĐT. Mặc dù quy định các sàn cho thuê kinh doanh chịu trách nhiệm thu thay cơ quan thuế của các tổ chức và cá nhân thuê sàn để hoạt động còn nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Nhưng đây là giải pháp tình thế tạm thời phải chấp nhận, trong khi chưa tìm được những phương pháp khoa học hơn, hiệu quả hơn.
Kinh doanh bán hàng hiện nay không chỉ thông qua các sàn TMĐT, mà còn bán hàng bằng nhiều hình thức khác như bán qua Zalo, Facebook, điện thoại... Chính vì vậy, nhà nước và Tổng cục Thuế cần quan tâm để có những hình thức quản lý những phương thức bán hàng qua cac mạng xã hội đang diễn ra trên thị trường rất sôi nổi và doanh số không hề nhỏ.
Cũng như bán hàng trực tiếp, việc bán hàng qua mạng diễn ra thường xuyên ở các địa phương, những hoạt động đó ngày càng nhộn nhịp ở cơ sở phương xã, quận huyện. Chính vì vậy không thể nói chính quyền ở cơ sở không biết những hoạt động hàng ngày của họ, các cấp chính quyền cần sử dụng các lực lượng chức năng như công an kinh tế, quản lý thị trường, thuế vụ… để quản lý chặt chẽ theo các quy định ở địa phương.
Tổ chức công khai doanh thu bán hàng và thuế theo định kỳ của các pháp nhân kinh doanh trên địa bàn. Thực hiện việc bán hàng, xuất nhập hàng hóa có hóa đơn chứng từ theo quy định. Không để xảy ra những vi phạm lớn và thường xuyên ở cơ sở.
Các cơ quan báo chí có vai trò quan trọng trong việc thông tin tình hình kinh doanh và quản lý của phương thức bán hàng này ở các địa phương. Kịp thời biểu dương những đợn vị làm ăn nghiêm túc, đúng pháp luật, đông thời phát hiện qua dư luận phản ảnh đê phê phán hoặc kiến nghị xử lý với những tổ chức và cá nhân vi phạm.
Nhà nước và chính quyền các địa phương cần tạo ra môi trường kinh doanh mạng một cách bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với đất đai nguồn vốn, các chính sách ưu đãi để phát triển TMĐT nhanh và vững chắc, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Đầu vào của thương mại trực tiếp và TMĐT trước hết là quỹ hàng hóa được sản xuất trong nước, nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hóa Việt, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng chính là góp phần giảm bớt những hành vi bán hàng lậu, hàng giả tên các trang TMĐT. Thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của nhà nước phát động nhiều năm nay.
Làm tốt những vấn đề trên chính là góp phần vào sự phát triển và tạo một tương lai tươi sang cho phương thức bán hàng tiên tiến này, nhằm thúc đẩy sản xuất và lưu thông trong nước phát triển hiệu quả, lành mạnh và đúng định hướng phát triển kinnh tế thương mại Việt Nam 2021-2025 và những năm tiếp theo mà nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Xây dựng hộ nông sản trên Sàn thương mại điện tử |
Thúc đẩy đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử |
Tham vọng lớn của Loship |
-
Kiến tạo không gian phát triển mới cho mua bán hàng hóa
-
Tin tức kinh tế ngày 23/9: Thu thuế thương mại điện tử tăng trưởng đột phá
-
Tin tức kinh tế ngày 15/8: Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao kỷ lục
-
Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội, động lực và thách thức
-
Shopee, TikTok Shop “chiếm lĩnh” thị trường bán lẻ online
-
Giá dầu hôm nay (19/10): Dầu thô quay đầu giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3