Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Các tỉnh miền Trung khẩn trương ứng phó với bão số 10

20:05 | 29/09/2013

595 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bão số 10 có khả năng là cơn bão mạnh nhất từ năm 2006 đến nay đi vào khu vực miền Trung nước ta. Khoảng chiều và đêm 30/9, bão sẽ đi vào các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế với gió giật mạnh và mưa to.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 10, trưa 29/9, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã có cuộc họp khẩn cấp để bàn các biện pháp ứng phó với cơn bão này.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tất cả các địa phương phải thực hiện rà soát lại các khu vực phải sơ tán dân, phải thực hiện sơ tán dân khỏi các vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở, có nguy cơ bị lũ quét vào trước 10h ngày 30/9. Đối với các công trình công nghiệp, công trình văn hóa xã hội và nhà dân phải thực hiện tất cả các công việc chống bão. Đối với công tác kiểm tra các hồ chứa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thường xuyên kiểm tra, thông báo đến các địa phương hồ chứa yếu kém, thông báo liên tục và phải có giải pháp ứng phó.

Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, cơn bão số 10 là một cơn bão diễn biến phức tạp, càng đi vào gần bờ cường độ càng mạnh và cấp độ di chuyển càng nhanh. Bão số 10 có khả năng là cơn bão mạnh nhất từ năm 2006 đến nay đi vào khu vực miền Trung nước ta. Khoảng chiều và đêm 30/9, bão sẽ đi vào các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế với gió giật mạnh và mưa to.

Dự báo đường đi của cơn bão số 10.

Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi từ chiều 29/9 gió sẽ mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động dữ dội.

Từ sáng 30/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 7 - 8, riêng khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ đêm nay có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Đà Nẵng đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 - 4 mét.

Tại Thanh Hóa: Đến 15h ngày 29/9, toàn tỉnh có 5.127 phương tiện với 15.619 lao động đã vào nơi neo đậu ở các bến trong và ngoài tỉnh. Hiện có 2.760 phương tiện với 11.575 lao động đang hoạt động trên biển; trong đó 2.034 phương tiện với 6.954 lao động hoạt động gần bờ, trở về đất liền trong ngày và 726 phương tiện với 4.621 lao động đang hoạt động trên các ngư trường từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Riêng trên ngư trường các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh có 153 phương tiện với 521 lao động đã vào nơi neo đậu hoặc đang trên đường về bến.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết: Tất cả các phương tiện đang hoạt động trên biển đều nắm được diễn biến, vị trí, hướng di chuyển của bão số 10 để chủ động vòng tránh khỏi khu vực nguy hiểm hoặc tìm nơi neo đậu an toàn. Bộ đội biên phòng tuyến biển có 16 phương tiện với 150 cán bộ, chiến sĩ thường trực phòng chống bão, sẵn sàng tham gia cứu hộ cứu nạn khi có sự cố bất thường xảy ra.

Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, đến thời điểm này, toàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hoạch được hơn 80% diện tích lúa mùa. Hơn 370 máy gặt đập liên hợp được tỉnh và các địa phương hỗ trợ nông dân mua sắm phát huy hiệu quả trong đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa nhằm đối phó với bão số 10.

Tại Quảng Bình: Dự kiến bão số 10 với cường độ gió cấp 10 đến cấp 12, giật cấp 13, 14 có khả năng đổ bộ vào Quảng Bình, vì vậy, lãnh đạo Sở GĐ-ĐT Quảng Bình đã cho toàn bộ học sinh trong tỉnh nghỉ học từ sáng 30/-9 đến khi có quyết định học trở lại. Các cơ sở giáo dục, trường học cử lực lượng chằng chống trường lớp, bảo quản trang thiết bị dạy học an toàn, tổ chức lực lượng trực 24/24 giờ để ứng phó với bão.

Đến 17h chiều 29/9, không còn chiếc tàu thuyền nào của ngư dân Quảng Bình trên biển. Toàn bộ 3.745 tàu thuyền với 14.971 ngư dân đã vào bờ trú bão. Trên cửa sông Nhật Lệ, sông Gianh cũng không còn tàu nào neo đậu mà tất cả đã ngược lên phía thượng nguồn hoặc vào các lạch nhỏ để tránh bão an toàn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kiểm tra công tác phòng chống bão số 10.

Tại Quảng Trị: Chiều 29/9, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, 2.947 tàu, thuyền, với 6.335 thuyền viên đánh bắt hải sản tại các vùng biển trên cả nước được Trạm Kiểm soát thông tin Bộ đội Biên phòng tỉnh thông báo về hướng đi của bão số 10 nên đã vào các cửa biển, cửa sông, lên bờ giằng néo, trú tránh bão an toàn.

Ngoài ra, còn có 11 tàu, thuyền ngoại tỉnh, với 73 thuyền viên (gồm 5 tàu tỉnh Quảng Bình, 35 thuyền viên và 6 tàu tỉnh Quảng Ngãi, 38 thuyền viên) vào trú ẩn tại các khu vực neo đậu an toàn của tỉnh Quảng Trị. Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng đã liên lạc được với 11 tàu thuyền, 70 thuyền viên của tỉnh đang neo đậu tại các cửa biển của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các đồn Biên phòng ven biển như Cửa Việt, Cửa Tùng đã triển khai lực lượng giúp dân neo đậu tàu thuyền vào nơi quy định; quản lý các phương tiện tàu thuyền không cho ra khơi...

Tại Thừa Thiên - Huế: Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết, lực lượng Bộ đội Biên phòng tuyến biển đã phối hợp với các địa phương ven biển kêu gọi hơn 1.877 phương tiện tàu, thuyền (trong đó 23 tàu của các tỉnh bạn) có công suất từ 20CV trở lên với hơn 12 nghìn lao động đang đánh bắt thủy sản trên biển vào bờ neo đậu, trú ẩn để tránh bão số 10.

Minh Phương (tổng hợp)