Các quốc gia dầu mỏ đang phải đối mặt với hàng triệu giếng bị bỏ hoang với chi phí thu dọn mỏ lên tới hàng trăm tỷ đô-la
Giếng bỏ hoang ở Texas, Mỹ. |
Thực trạng giếng bỏ hoang
Mỹ đã đối mặt với vấn đề giếng dầu bị bỏ hoang trong nhiều năm, các chuyên gia cho rằng có khoảng từ 2 đến 3,2 triệu giếng bị bỏ hoang trên khắp đất nước, trong đó có 57.000 giếng “mồ côi” được ghi nhận. Việc xác định số lượng giếng đã bị bỏ hoang trong cả một thế kỷ gặp khó khăn do thiếu tài liệu.
Chừng nào những giếng này không được đóng lại, chúng có thể giải phóng khí mê-tan vào không khí và gây ra ảnh hưởng lớn đến khí hậu. EPA ước tính các giếng dầu khí không được đóng đã làm rò rỉ 7 triệu tấn khí mê-tan trong năm 2018, tương đương 1,5 triệu xe ô tô, với lượng khí thải thực tế có thể cao hơn nhiều do dữ liệu chưa đầy đủ. Việc đóng các giếng có thể cắt giảm 99% lượng khí thải này.
Ai đóng giếng, tài trợ cho ai và chi phí như thế nào
Ai phải chịu trách nhiệm đóng các giếng dầu và khí đốt bị bỏ hoang, Big Oil, hay chính phủ và những người đóng thuế? Đó là câu hỏi đang được đặt ra không chỉ với nước Mỹ mà với tất cả các nước khai thác dầu khí.
Vấn đề đặt ra là liệu các quy định mới sẽ đặt trách nhiệm này lên các công ty dầu mỏ hay những người đóng thuế?
Trong gói tài trợ khổng lồ trị giá 1 nghìn tỷ đô la của chính quyền Biden bao gồm các quỹ để đóng các giếng trên khắp Hoa Kỳ, nhằm trợ cấp cho các hoạt động của Big Oil, với lý do nó sẽ hỗ trợ cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Forbes trích dẫn số liệu của Carbon Tracker cho biết, chi phí trung bình mà các công ty dầu khí phải trích cho các giếng dầu truyền thống, với từ 20.000 - 40.000 USD, nhưng chi phí dự kiến thực tế để đóng lại các giếng bị hỏng là gần 300.000 USD.
Cơ quan phụ trách vấn đề này của Chính phủ Mỹ đưa ra con số tổng chi phí đóng giếng bị bỏ hoang trên toàn quốc lên tới 435 tỷ USD. Vậy thì các công ty dầu khí đang đối mặt với nhu cầu giảm, đầu tư vào ngành dầu khí đang dần bị thay thế để chuyển sang các linh vực năng lượng khác với tương lai tài chính không ổn định có thể không có đủ doanh thu và khoản tiết kiệm để trả đủ các nghĩa vụ của họ.
Thông thường, các qui định pháp lý của nhà nước yêu cầu các công ty dành quỹ cho chi phí ước tính trong tương lai để hủy giếng, đóng giếng, tuy nhiên thường không đủ tài chính để đóng các giếng bị phá sản. Ngay cả ở Mỹ, các quy định không đầy đủ đã khiến các công ty dầu mỏ tránh phải đóng các giếng không sử dụng của họ. Và người dân địa phương ở những khu vực có số lượng lớn giếng bị bỏ hoang lo ngại rằng một số giếng đã trôi qua hàng thập kỷ mà không được đóng lại, với những thiệt hại không xác định đối với môi trường địa phương.
Ví dụ, tại Colorado, các nhà sản xuất dầu phải trả khoản tiền 10.000 đến 20.000 đô la cho việc đóng các giếng bỏ hoang sau khi đã khoan. Tuy nhiên, chi phí ước tính cho việc đóng các giếng này trên thực tế là gần 140.000 USD.
Ngoài ra, ở Mỹ các công ty dầu khí cũng bị cáo buộc bán các giếng khai thác kém năng suất hơn cho các công ty dầu khí địa phương, nhiều công ty trong số đó đã phá sản. Vấn đề này gia tăng trong đại dịch năm 2020 khi giá dầu giảm mạnh, dẫn đến nhiều công ty dầu khí nhỏ trên khắp nước Mỹ phải nộp đơn phá sản, khiến các giếng bị bỏ hoang. Một số người tin rằng đây chỉ đơn giản là một cách để các công ty khai thác dầu mỏ né tránh các chi phí phát sinh khi bỏ các giếng không sinh lời.
Vụ việc Fieldwood Energy phá sản vào tháng 8 năm 2020, để lại hàng trăm giếng khoan cũ kỹ ở Vịnh Mexico. Tuy nhiên, vụ kiện 7,2 tỷ đô la chi phí để đóng các giếng đã rơi vào các chủ sở hữu trước của Fieldwood, bao gồm cả BP và Shell.
Câu hỏi lớn đặt ra là ai chịu trách nhiệm dọn dẹp hàng nghìn giếng bỏ hoang này, nếu không phải là các công ty dầu khí? Hay chính phủ liên bang?
Qui định của chính phủ
Giới chuyên môn, các nhà nghiên cứu cho rằng, chính phủ có nên đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về việc các công ty khai thác dầu mỏ bán các giếng ít sinh lời hơn cho các công ty nhỏ hơn bằng cách buộc họ phải chịu trách nhiệm thu dọn mỏ - tăng chi phí nếu chủ sở hữu mới phá sản, cũng như yêu cầu đặt cược cao hơn khi giếng ngừng hoạt động? Các nhà hoạt động thì lên án chính quyền Mỹ không những chỉ định những quỹ khổng lồ để giải quyết mớ hỗn độn của các Big Oil mà còn thực sự trả tiền cho các công ty dầu để khắc phục hậu quả của chính họ.
Mai Hồ
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên