Các quốc gia đang phát triển phải làm gì với những phát hiện dầu khí mới giữa làn sóng xanh
Equinor có phát hiện dầu khí thứ 7 tại Biển Bắc |
OMV Petrom có phát hiện dầu khí lớn nhất trong nhiều thập niên tại Romania |
Ảnh minh họa |
Một mặt, các vùng giàu tài nguyên dầu mỏ mới mang lại cơ hội phát triển dầu và khí đốt có hàm lượng carbon thấp hơn thông qua các hoạt động ít gây thiệt hại hơn. Mặt khác, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và các tổ chức môi trường cho rằng điều quan trọng là phải chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các lựa chọn thay thế xanh và để tất cả trữ lượng dầu mới ở lại trong lòng đất để đạt được các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.
Tuy nhiên, nhiều phát hiện về dầu gần đây đã được thực hiện ở các nước có thu nhập thấp trên khắp Châu Phi và Caribe, mang đến cho họ cơ hội phát triển tài nguyên thiên nhiên để thu được doanh thu đáng kể, điều mà nhiều người khó có thể từ chối.
Ảnh minh họa |
Phương Tây đã đi trước
Trong nhiều thập kỷ, các nước phương Tây đã khai thác tài nguyên nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng trên toàn thế giới và mang lại doanh thu cao. Điều này đã khiến các khu vực như Trung Quốc, Mỹ và Liên minh Châu Âu trở thành một trong những nơi gây ô nhiễm lớn nhất thế giới.
Mức phát thải khí nhà kính cao do sản xuất nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp hóa đã góp phần gây ra biến đổi khí hậu, một vấn đề mà chính phủ ở nhiều quốc gia có thu nhập cao đang cố gắng giải quyết thông qua quá trình khử cacbon và chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi xanh toàn cầu sẽ cần có sự hỗ trợ từ các chính phủ trên toàn cầu, từ cả các quốc gia giàu và nghèo.
Để chống lại biến đổi khí hậu, IEA khuyến nghị các nhà khai thác dầu khí giảm sản lượng và không động đến bất kỳ phát hiện dầu mới nào. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đủ công suất năng lượng tái tạo để thực hiện chuyển đổi, nghĩa là nhu cầu toàn cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn ở mức cao.
Nhà máy điện than của tập đoàn năng lượng khổng lồ RWE của Đức ở Weisweiler, miền tây nước Đức (Nguồn: CNBC) |
Ngoài ra, nhiều phát hiện về dầu mỏ trong những năm gần đây đã được thực hiện ở Châu Phi và vùng Caribe. Những khu vực này ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà khai thác muốn phát triển các hoạt động khai thác dầu “các-bon thấp” và tránh xa các mỏ dầu hiện đã cạn kiệt. Các chuyên gia dầu khí nhấn mạnh rằng việc phát triển các khu vực này sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon liên quan đến khai thác dầu khí, cũng như giúp các nước thu nhập thấp cải thiện nền kinh tế của họ.
Việc phải làm
Ngân hàng Thế giới ước tính rằng lục địa châu Phi chiếm khoảng 40% lượng phát hiện khí đốt tự nhiên từ năm 2010 và 2020. Nhiều quốc gia đã tăng cường sự phụ thuộc vào khu vực này sau khi xung đột Nga- Ukraine nổ ra và các lệnh trừng phạt sau đó đối với ngành năng lượng của Nga.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường lo ngại rằng việc phát triển các vùng dầu khí mới có thể cản trở nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Tàu Coral-Sul Floating LNG tại Mozambique (Nguồn: ENI) |
Để đảm bảo có đủ năng lượng thay thế nhu cầu về khí đốt, cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào việc phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân của thế giới. Ngoài ra, các nước có thu nhập cao phải cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển để thiết lập các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo và cho phép họ từ chối cơ hội kiếm được doanh thu cao từ dầu khí.
Đòi hỏi “chưa công bằng”
Tuy nhiên, từ chối tiền là một việc khó làm, đặc biệt khi nhiều cường quốc châu Phi và Caribe coi phương Tây là đạo đức giả. Phòng Năng lượng Châu Phi (AEC) tin rằng “Vào thời điểm mà cả các quốc gia Châu Phi và Caribe đang có những bước tiến lớn trong việc phát triển trữ lượng dầu và khí đốt được phát hiện gần đây, các quốc gia với sự phát triển trước đó dựa vào hydrocarbon đang tăng cường các nỗ lực chuyển đổi sang tương lai năng lượng tái tạo. Quá trình chuyển đổi này đã chứng kiến các quốc gia giàu có thiết lập một “nghị trình xanh”, một chương trình không tính đến nhu cầu kinh tế của Châu Phi.”
Hai lò đốt khí dư tại Ughelli, bang Delta, Nigeria (Nguồn: Reuters) |
Ông Macky Sall, Tổng thống Sénégal – quốc gia đã phát hiện trữ lượng 15 nghìn tỷ feet khối khí đốt vào năm 2015 – giải thích, “Làm sao bạn có thể nói với người dân ở Châu Phi, nơi một nửa dân số không có điện … 'Hãy để tài nguyên của bạn ở lại dưới đất'?" Ông nói thêm: “Điều đó chẳng có ý nghĩa gì và nó không công bằng. Chúng ta cần một quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.”
Trong khi đó, ông Mohamed Irfaan Ali, Tổng thống của Guyana - một cường quốc dầu mỏ mới, tuyên bố, “Bạn có biết rằng Guyana có một khu rừng có diện tích bằng diện tích của Anh và Scotland cộng lại… một khu rừng lưu trữ 19,5 tỷ tấn carbon mà chúng tôi đã chăm sóc?
Một cánh rừng mưa tại Guyana (Nguồn: Mongabay) |
“Tôi sẽ giảng giải cho bạn về biến đổi khí hậu. Chúng tôi đã giữ cho khu rừng này tồn tại, điều mà bạn và cả thế giới đều thích thú nhưng nỗ lực đó không được trả tiền và cũng không được coi trọng,” ông Mohamed Irfaan Ali nhấn mạnh để đáp lại lời kêu gọi để lại dầu của quốc gia này trong lòng đất.
Hơn nữa, nhiều người tin rằng vấn đề nhiên liệu hóa thạch của Châu Phi bắt nguồn từ sự tham gia kéo dài hàng thập kỷ của các công ty dầu mỏ nước ngoài khai thác tài nguyên của khu vực.
Nhà hoạt động khí hậu và đại sứ thiện chí của Unicef Vanessa Nakate từ Uganda (Nguồn: Reuters) |
Bà Vanessa Nakate, đại sứ thiện chí của Unicef, cho biết “Các gã khổng lồ về dầu khí đã đưa ra những lời hứa lớn cho các nhà lãnh đạo châu Phi rằng khí đốt là chìa khóa cho sự phát triển. Nhưng phân tích tuần này của các chuyên gia năng lượng tại IEA khiến những điều đó càng trở nên đáng ngờ hơn. Nó dự đoán rằng sau năm 2025, có thể có quá nhiều khí đốt tự nhiên trong hệ thống năng lượng toàn cầu, gây ra “tình trạng dư thừa khí đốt”.
Bà kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của Châu Phi, điều sẽ mang lại cho các nhà lãnh đạo trong khu vực lý do để không phát triển nguồn nhiên liệu hóa thạch của họ.
Đỗ Khánh
Oil Price
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp