Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12% (Ảnh minh họa) |
Theo Bộ Tài chính, trong tháng 3, diễn biến thị trường chứng khoán có các phiên tăng, giảm đan xen, nhưng vẫn theo xu hướng tăng. Tính đến ngày 27/3/2024, VN-Index đạt 1.283,09 điểm, tăng 2,3% so với cuối tháng trước và tăng 13,6% so với cuối năm 2023; quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 6,66 triệu tỷ đồng, tăng 12,2% so với cuối năm 2023, tương đương 65,2% GDP ước tính năm 2023.
Hiện có 736 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán, 870 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM và gần 7,4 triệu tài khoản đầu tư chứng khoán; giá trị giao dịch bình quân tháng 3 là 30,6 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 31,4% so với tháng trước; bình quân 3 tháng đầu năm là 23,7 nghìn tỷ đồng, tăng 35% so với bình quân năm 2023.
Bộ Tài chính cho biết đang tiếp tục hoàn thiện các đề án lớn về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, cơ cấu lại thị trường chứng khoán, thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...
Để nâng hạng thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã tích cực làm việc với các tổ chức xếp hạng thị trường như FTSE Russell và MSCI nhằm tìm hiểu các tiêu chí phân loại thị trường của các tổ chức này và trao đổi thông tin về các nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường; đã ban hành 116 quyết định xử phạt, với tổng số tiền xử phạt khoảng 20,1 tỷ đồng.
Về thị trường trái phiếu: Có 457 mã niêm yết; quy mô giao dịch bình quân tháng 3 đạt 10,9 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với tháng trước; bình quân 3 tháng đạt 9,8 nghìn tỷ đồng, tăng 49,7% so với năm 2023.
Đến ngày 22/3/2024, có 20 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 16,1 nghìn tỷ đồng (giảm 36% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó, doanh nghiệp bất động sản chiếm 67,4% (10,9 nghìn tỷ đồng), xây dựng chiếm 10,8% (1,7 nghìn tỷ đồng); lãi suất phát hành bình quân 10,57%/năm và kỳ hạn phát hành bình quân 4,29 năm; 71,8% trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo. Khối lượng mua lại trước hạn là 17,6 nghìn tỷ đồng (giảm 37,7% so với cùng kỳ năm 2023).
Tính đến ngày 26/3/2024, số mã TPDN đăng ký giao dịch đã công bố trên Chuyên trang thông tin về TPDN của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là 943 mã trái phiếu của 270 doanh nghiệp với giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 657,2 nghìn tỷ đồng. Trong đó, đã phát sinh giao dịch của 288 mã trái phiếu của 118 tổ chức phát hành; tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 428,6 nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân đạt 2,5 nghìn tỷ đồng/phiên.
Về thị trường bảo hiểm: Tổng doanh thu phí bảo hiểm 3 tháng đầu năm ước đạt 53,3 nghìn tỷ đồng, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Đến hết tháng 3/2024, tổng tài sản ước đạt 934,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11%; đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 7776,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7%.
Loạt cổ phiếu của doanh nghiệp bị đưa vào diện cảnh báo Vừa qua, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đưa loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp vào diện cảnh báo. Trong đó có hai cổ phiếu VNE của Tổng CTCP Xây dựng Điện Việt Nam và HU1 của CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD1 vào diện cảnh báo từ ngày 25/4. |
D.Q
-
Cân nhắc bổ sung quy định về ngưỡng nợ thuế tối thiểu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô vượt 6,2% dự toán trong 10 tháng 2024
-
Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản tăng CPI bình quân năm 2024
-
Techcombank mở rộng hệ sinh thái tài chính thông qua góp vốn thành lập Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ Techcom
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Ươm mầm sáng tạo trẻ với không gian “Giao lộ ký ức”- VPBank x Tòhe
-
Tin tức kinh tế ngày 10/11: Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao nhất khu vực
-
Thực hư kế hoạch sáp nhập 3 hãng khai thác dầu lớn nhất nước Nga
-
Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục