Các nước châu Á đang đối mặt với 3 rủi ro lớn trong năm 2022
Theo chuyên gia kinh tế, các nước châu Á đang đối mặt với 3 rủi ro lớn là biến chủng Omicron, sự giảm tốc của Trung Quốc và động thái của Fed (Ảnh: Reuters). |
Nói với CNBC trong chương trình "Squawk Box Asia", ông Casanova cho rằng biến chủng Omicron, kinh tế Trung Quốc giảm tốc, dự kiến ở khoảng 5% và việc Fed thắt chặt tiền tệ nhanh hơn dự đoán là 3 nhân tố chính gây rủi ro cho toàn khu vực.
Tuần trước, ngân hàng trung ương Mỹ đã khiến giới đầu tư hoảng loạn sau khi báo hiệu sẵn sàng thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn dự đoán.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết có thể sẵn sàng bắt đầu nâng lãi suất, trở lại chương trình mua trái phiếu và tham gia vào các cuộc thảo luận cấp cao về việc giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc và các chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp.
Theo ông Casanova, các thị trường mới nổi ở châu Á có vị thế tốt sẽ bị các yếu tố này tác động nhiều hơn, đặc biệt nếu Fed hoạt động tích cực về mặt chính sách. "Sẽ có một tỷ lệ nén thực tế giữa các thị trường mới nổi ở châu Á và thị trường Mỹ", ông nói và cho biết thêm, điều này có thể dẫn đến dòng chảy trái phiếu trong khu vực, đặc biệt là từ các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Thực tế hồi năm 2013 khi Fed đã gây ra cái gọi là "cơn giận dữ của thị trường" khi bắt đầu rút dần chương trình mua tài sản. Các nhà đầu tư đã hoảng sợ và đua nhau bán tháo trái phiếu khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đột biến.
Kết quả là các thị trường mới nổi ở châu Á đã phải hứng chịu dòng vốn bị rút ra mạnh mà đồng tiền mất giá sâu. Các ngân hàng trung ương trong khu vực buộc phải tăng lãi suất để bảo vệ các trái phiếu của họ.
Do đó, ông Casanova cho rằng, tất cả sẽ phụ thuộc vào cách Fed tiến hành bình thường hóa chính sách trong những tháng tới. "Những gì mà chúng tôi đang cố tránh là một tình huống mà họ (Fed) chủ động hơn trong việc giảm bảng cân đối kế toán khi thực hiện 3 đợt tăng lãi suất vào năm 2022", ông nói và cho rằng điều đó có khả năng làm dòng vốn rút ra khỏi khu vực nhiều hơn và gây ra áp lực giảm phát.
Theo Dân trí
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên