Cá tra Việt Nam chi phối 95% nguồn cá thịt trắng toàn cầu
Xuất khẩu thủy sản dự báo có thể cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022 |
Chia sẻ tại Hội nghị đối thoại với Thủ tướng ngày 11/8, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, 7 tháng đầu năm nay, ngành thủy sản ghi nhận lần đầu tiên trong 20 năm qua xuất khẩu được 6,7 tỷ USD, tăng 35%. Trong đó có những mặt hàng đặc biệt như cá tra - mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang chi phối 95% nguồn cá thịt trắng toàn cầu, tăng 80% trong 7 tháng vừa qua.
Đây là cơ sở để VASEP tin rằng có thể vượt mốc xuất khẩu trên 10 tỷ USD đối với thủy sản trong năm 2022 và sẽ tăng khoảng 12-15% so với năm 2021. Trong đó sản phẩm nuôi trồng thủy sản là cá tra và tôm sẽ chiếm khoảng 65%, các sản phẩm khai thác biển khoảng 35%.
VASEP hiện có 279 doanh nghiệp thành viên và đang chiếm khoảng 80-83% kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong 2 năm qua, thủy sản Việt Nam duy trì được năng lực cạnh tranh, nằm trong top 3 sau Trung Quốc và Na Uy về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Ông Nam cho hay, dư địa của thị trường đối với thủy sản còn nhiều, cơ hội của Việt Nam còn không ít, nhưng để giành được điều đó trong bối cảnh phải phát triển bền vững và phải cạnh tranh với không ít quốc gia thì có một số thách thức đang tác động tiêu cực đến phát triển bền vững của ngành hàng.
Trước hết đó là vấn đề chi phí sản xuất tăng cao đáng lo ngại khiến cho giá thành sản phẩm tăng và nguy cơ sẽ giảm khả năng cạnh tranh. Thức ăn chăn nuôi sau dịch đã tăng khoảng 20%, đẩy chi phí sản xuất lên cao vì giá thức ăn chăn nuôi của sản phẩm cá tra, tôm đang chiếm 65-70%.
Tiếp đến là chi phí vận tải biển và nhân công tăng, các chi phí đầu vào khác như bao bì, hóa chất, vận chuyển… cũng tăng. Đặc biệt, chi phí tuân thủ xử lý môi trường, một trong 3 trụ cột để phát triển bền vững đang làm khó doanh nghiệp.
Với các thách thức kể trên, VASEP kiến nghị Thủ tướng, các bộ ngành quan tâm có biện pháp hỗ trợ, chỉ đạo tháo gỡ giảm chi phí cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có thủy sản, đặc biệt giá thức ăn chăn nuôi.
Đáng chú ý, tín dụng đang siết lại từ đầu tháng 8 vừa qua, trong khi lạm phát tăng cao khiến người dân các nước giảm tiêu dùng, nhiều nhà nhập khẩu cho biết không nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10.
“Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị tồn kho, dẫn dến không có tiền để trả ngay cho ngân hàng. Mà không trả khoản vay cũ thì các ngân hàng đều sẽ không cho vay khoản vay mới, dẫn đến không thu mua được cá, tôm của nông dân”, ông Nam nói và mong Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp.
Cá tra Việt Nam gặp "biến" lớn với thị trường Trung Quốc VASEP khuyến cáo các doanh nghiệp thời gian này cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá tra nguyên liệu, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc. |
P.V (t/h)
-
Tin tức kinh tế ngày 22/10: Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh
-
[Infographic] Ô tô nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
-
Qatar phải cạnh tranh với các nhà cung cấp LNG linh hoạt
-
Xem xét bỏ phạm trù "quản lý nhà nước" đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đột phá
-
Giá vàng hôm nay (22/10): Thị trường thế giới tiếp đà leo dốc