Bộ Y tế rà soát các xà phòng chứa chất cấm
Trong một thông báo cách đây khoảng chục ngày, FDA khẳng định: "Các công ty sản xuất xà phòng sẽ không còn được quảng cáo về sản phẩm vệ sinh kháng khuẩn với các thành phần triclosan và triclocarban. Đồng thời phải giảm lượng benzalkonium chloride có trong sản phẩm xà phòng "diệt khuẩn". Bởi họ đã không chứng minh được chúng hiệu quả hơn so với xà bông thường trong việc ngăn ngừa bệnh tật cũng như sự lây lan của một số loại nhiễm trùng nhất định. Xà phòng diệt khuẩn cũng không thực sự an toàn để sử dụng hàng ngày trong một thời gian dài".
Xà phòng rửa tay không được chứa chất cấm |
Sau khi có kết luận trên, FDA đã quy định đối với các loại xà phòng có chứa ít nhất 1 trong số 19 thành phần hoạt chất đặc biệt, bao gồm các thành phần thông dụng nhất - triclosan và triclocarban sẽ không được bán ra thị trường từ ngày 6/9/2017.
Quy định nói rõ: Các sản phẩm nằm trong phạm vi điều chỉnh của quy định này là các dạng xà phòng kháng khuẩn dùng trong gia dụng, được sử dụng để rửa tay với nước và phải xả sạch bằng nước sau khi sử dụng. Và đương nhiên các sản phẩm sát khuẩn tay không dùng nước hoặc khăn ướt tẩm hóa chất khử khuẩn, hoặc các sản phẩm diệt khuẩn được sử dụng trong y tế không nằm trong phạm vi điều chỉnh của FDA.
Trước thông tin này, nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, Bộ Y tế đã ban hành danh mục các chất không được sử dụng trong các sản phẩm gia dụng, bao gồm cả xà phòng rửa tay với nước thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 63 Luật Hóa chất.
Bộ Y tế cũng khẳng định có trách nhiệm quản lý các chế phẩm sát khuẩn tay không dùng nước và chế phẩm diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực y tế. Các chế phẩm này trước khi lưu hành tại Việt Nam phải thực hiện việc đăng ký lưu hành để thẩm định tính an toàn và hiệu lực của chế phẩm.
Trong quá trình lưu hành, nếu phát hiện chế phẩm không còn đảm bảo an toàn và hiệu lực hoặc có khuyến cáo từ các tổ chức quốc tế về hoạt chất không đảm bảo an toàn, Bộ Y tế sẽ xem xét việc rút số đăng ký lưu hành và chấm dứt việc lưu hành chế phẩm trên lãnh thổ Việt Nam.
Sau khi FDA thông báo quy định, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu báo cáo về Cục việc họ có hay không sử dụng 19 chất này trong thành phần sản phẩm xà phòng rửa tay tiệt trùng.
Trước đó, kể từ khi FDA đưa ra dự thảo quy định vào năm 2013, các nhà sản xuất đã bắt đầu giảm dần việc sử dụng các thành phần hoạt chất nhất định trong tẩy rửa kháng khuẩn, bao gồm cả triclosan và triclocarban.
Đồng thời, FDA khẳng định, việc rửa bằng xà phòng thông thường và nước vẫn là một trong những bước quan trọng nhất mà người tiêu dùng có thể làm để phòng ngừa bệnh tật và ngăn chặn mầm bệnh lây lan cho người khác. Trong trường hợp xà phòng và nước không có sẵn, thì Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo sử dụng chế phẩm sát khuẩn tay không dùng nước là các sản phẩm chứa chứa ít nhất 60% cồn.
Tú Anh
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 16/11/2024: Tuổi Tỵ cơ hội thăng tiến, tuổi Dần tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 15/11/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân bước tiến tích cực
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân
- Tử vi ngày 11/11/2024: Tuổi Tỵ dám nghĩ dám làm, tuổi Dần triển vọng đầu tư
- Tử vi ngày 10/11/2024: Tuổi Ngọ quyết định khôn ngoan, tuổi Tuất gặp gỡ quý nhân
- Tử vi ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn chạm đến mục tiêu, tuổi Tuất tin vui tìm đến