Bộ KH&ĐT: Không ai được cấp phép đầu tư sang Síp, kể cả ông Phạm Phú Quốc!
Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) khẳng định: "Chúng tôi chưa từng cấp bất kỳ giấy chứng nhận đầu tư cho cá nhân nào sang Síp cả. Và hiện tại chỉ có duy nhất doanh nghiệp đầu tư sang Síp theo dạng xúc tiến thương mại với vốn 300.000 Euro - (8,4 tỷ đồng - PV)".
Đại biểu, doanh nhân Phạm Phú Quốc, người có hai quốc tịch Việt Nam và Síp |
Theo đại diện của Cục Đầu tư nước ngoài, đầu tư là kinh doanh ra nước ngoài chỉ được quyền hạn kinh doanh, hoặc cho thuê lại. Còn cấm mua tài sản riêng như mua nhà, mua xe.
"Hiện nay, rất khó để lợi dụng đầu tư ra nước ngoài để có tiền mua quốc tịch, mua đất đai, nhà cửa xe cộ bởi vì ai đi qua đường đầu tư chính thức sẽ bị quản lý chặt chẽ", đại diện này cho biết.
Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài khẳng định: Qua rà soát dữ liệu, trong danh sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam vào Síp không có tên ông Phạm Phú Quốc, tên doanh nghiệp Tân Thuận của ông này cũng không xuất hiện. Hiện, Việt Nam chỉ có duy nhất một doanh nghiệp với số vốn đầu tư vào Síp khoảng 300.000 Euro - (8,4 tỷ đồng) chủ yếu về hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư từ Síp về Việt Nam hoặc nhận chuyển giao công nghệ.
Theo đại diện Cục Đầu tư nước ngoài: Các hoạt động liên quan đến cá nhân kinh doanh ở nước ngoài với mục đích là nhận quốc tịch thì không thuộc phạm vi của Luật Đầu tư, chúng tôi không bao giờ cấp. Nếu phát hiện dấu hiệu về xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài để mua quốc tịch hoặc có vấn đề không minh bạch, Cục sẽ cảnh báo và dừng cấp phép ngay".
Cũng theo vị trên, việc đầu tư bỏ vốn kinh doanh ở nước ngoài có nhiều quy định chặt chẽ. Tại Chương 5 của Luật Đầu tư và Nghị định 83/2015 (về quy trình thủ tục khi đầu tư ra nước ngoài) đầu tư ra nước ngoài cần có điều kiện, thủ tục chặt chẽ.
Để chứng minh điều kiện chuyển tiền, cá nhân doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận cấp giấy chứng nhận đầu tư của Bộ KH&ĐT. Bước thứ hai họ cần làm là mở tài khoản tại ngân hàng thương mại, đăng ký chuyển tiền với Ngân hàng Nhà nước, đăng ký tiến độ chuyển vốn, thứ 3 phải được nước sở tại chấp nhận đầu tư kinh doanh.
Bản thân hàng năm cá nhân hoặc doanh nghiệp phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước và Cục Đầu tư nước ngoài về tình hình hoạt động dự án ở nước đã đầu tư. Nếu trường hợp họ chuyển toàn bộ tiền đầu tư ra nước ngoài với mục đích mua nhà, xe thì không thể có lợi nhuận chuyển về nước, không thể có hiệu quả kinh doanh được?
Theo nguồn tin đề nghị dấu tên từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay có một số thủ thuật để cá nhân người giàu tại Việt Nam chuyển tiền ra nước ngoài mục đích mua bất động sản, mua quốc tịch là từ các hợp đồng thương mại.
Các hợp đồng thương mại được lập ra để xuất nhập khẩu hàng hóa bình thường, tuy nhiên, số tiền ở các hợp đồng thương mại này sau đó được bóc tách ra và phục vụ mục đích cá nhân.
Hiện để truy vết các thông tin về chuyển tiền, một số người am hiểu cho biết Cục Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đang nắm các thông tin về cá nhân, doanh nghiệp là công dân hoặc pháp nhân Việt chuyển ra nước ngoài. Nếu trường hợp không chứng minh được việc cá nhân, doanh nghiệp Việt chuyển tiền hợp pháp, hoặc không có thông tin chuyển tiền từ Việt Nam thì sẽ xét sang chiều hướng khác.
Theo Dân trí
-
Tin tức kinh tế ngày 12/10: Giá gạo châu Á chạm mức thấp nhất trong hơn một năm
-
Tin tức kinh tế ngày 15/9: Vốn đầu tư ra nước ngoài giảm hơn 60%
-
Tin tức kinh tế ngày 31/7: Nhu cầu vàng miếng tại Việt Nam tăng cao nhất trong 10 năm
-
Tin tức kinh tế ngày 9/6: Số tài khoản chứng khoán mở mới tăng mạnh trở lại
-
Giá dầu hôm nay (19/10): Dầu thô quay đầu giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3