Biến động tỷ giá nên ở trong giới hạn 3%
TS Nguyễn Trí Hiếu.
Được biết, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đã nêu rõ các mục tiêu cụ thể là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 8%;… Theo đánh giá của giới chuyên gia thì, nếu có các chính sách điều hành Đúng – Trúng – Kịp thời thì những mục tiêu trên là hoàn toàn khả thi.
Và trong bối cảnh thị trường vàng, tài chính – ngân hàng, chứng khoán và đặc biệt là bất động sản – một trong những điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh trong năm 2012 được dự báo là còn nhiều khó khăn trong năm 2013 thì việc điều hành chính sách tiền của Ngân hàng Nhà nước đang giành được sự quan tâm đặc biệt của nền kinh tế.
Xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Năm 2012 tỷ giá bình quân liên ngân hàng được NHNN chủ động giữ ổn định ở mức 20.828 VND/USD, cùng với đó, tỷ giá trên thị trường chính thức ổn định quanh mức 20.850 VND/USD tuy có lợi cho nhập khẩu nhưng lại gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tuy nhiên, tỷ giá ổn định cũng giúp tạo lòng tin của người dân vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam. Đây là điều rất quan trọng trong nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh số doanh nghiệp giải thể lên tới 50.000 đơn vị, số doanh nghiệp gặp khó khăn do không tiếp cận được vốn rất lớn, lao động thất nghiệp tăng cao.
Nhận định về biến động tỷ giá trong năm 2013, TS Nguyễn Trí Hiếu khẳng định: Bước sang năm 2013, tỷ giá sẽ tiếp tục được giữ ở mức ổn định nếu một số điều kiện vĩ mô không thay đổi nhiều nhưng nếu lạm phát tăng trở lại trên mức 10%, chắc chắn sẽ có tác động rất xấu tới tỷ giá.
“Ngân hàng Nhà nước không nên phá giá đồng tiền mà nên cho phép tỷ giá biến động trong giới hạn 3% trong năm nay. Điều này đồng nghĩa Ngân hàng Nhà nước không can thiệp vào thị trường hối đoái mà để nền kinh tế tự điều chỉnh. Việc phá giá đồng tiền có lợi ngay cho xuất khẩu nhưng lại tạo sự bất ổn về tâm lý, làm giảm lòng tin bởi ngay cả khi được điều chỉnh ở mức 3% thì vẫn có tác dụng phụ, như khiến chi phí nhập khẩu hàng hóa vào nước ta tăng lên, ảnh hưởng nhất định đến lạm phát” – TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Về mức lãi suất hiện tại, vị chuyên gia này bày tỏ quan điểm rằng: Lãi suất cho vay chung nên giảm xuống 10% và lãi suất huy động chỉ còn 7%. Nhưng để làm được điều này, lạm phát phải giảm xuống mức 5%. Đây là việc không dễ làm trong bối cảnh chỉ số CPI tháng đầu tiên của năm 2013 đã tăng mạnh ở mức 1,25%. Nếu cộng với cả tháng Tết thì CPI 2 tháng đầu năm có thể lên tới 2,5%. Nên việc đẩy lạm phát xuống mức 5% cho cả năm nay là việc rất khó.
Thời điểm áp dụng được TS Nguyễn Trí Hiếu đưa ra là quý I/2013 cho việc điều chỉnh tỷ giá và quý II/2013 cho việc điều chỉnh lãi suất.
Thanh Ngọc
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thúc đẩy tiến độ các dự án lưới điện cho Nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4