Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Biển Đông: Trung Quốc điều chiến đấu cơ tối tân, tiếp tục hành động gia tăng căng thẳng

16:20 | 20/04/2022

2,152 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đưa chiến đấu cơ tối tân đến Biển Đông, đẩy mạnh chiến thuật vùng xám,... Những tính toán của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình và gây lo ngại cho các nước trong khu vực.
Biển Đông: Trung Quốc điều chiến đấu cơ tối tân, tiếp tục hành động gia tăng căng thẳng
Ảnh minh họa: Trung Quốc điều động chiến đấu cơ J-20 đến Biển Đông. (Nguồn: CHINAMIL.COM.CN)

Tăng cường sức mạnh không quân

Sau hàng loạt động thái tăng cường sức mạnh không quân ở Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục thêm bước mới khi điều động chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình J-20 đến vùng biển này.

Ông Greg Poling, Giám đốc chương trình AMTI - Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) đánh giá rằng việc điều chiến đấu cơ J-20 tham gia huấn luyện và tuần tra trên Biển Đông từ các căn cứ ở miền nam Trung Quốc là một diễn biến quan trọng. Theo ông Poling, J-20 là chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình, nên về nguyên tắc thì chiếm ưu thế hơn các dòng chiến đấu cơ thế hệ 4 mà các nước quanh Biển Đông đang sử dụng.

Về ý đồ của Bắc Kinh, ông Carl O.Schuster, cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ nhận định Trung Quốc có 3 mục đích khi điều động chiến đấu cơ J-20 tuần tra ở Biển Đông.

Cụ thể, về mặt chính trị và chiến lược, động thái trên báo hiệu chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình của Trung Quốc có đủ số lượng để tiến hành các hoạt động chiến thuật quan trọng thường xuyên.

Về mặt quân sự, thứ nhất, các phi công đang bay qua các khu vực hoạt động tiềm năng trong tương lai, làm quen với điều kiện môi trường khu vực hoạt động được chỉ định và các điểm điều hướng chính. Thứ hai, các phi công Trung Quốc đang được huấn luyện thực tế các mô hình đối tượng trên không và trên biển; vị trí, hình ảnh radar và dấu hiệu điện tử của các mục tiêu tiềm năng hiện diện trong khu vực mà Trung Quốc đang hoạt động.

Ông Carl O.Schuster cho rằng tính toán của Bắc Kinh có nghĩa trực diện với những bên đang hiện diện ở vùng biển này, đặc biệt là quân đội Mỹ.

Chính thức biên chế cho không quân Trung Quốc từ năm 2017, J-20 được xem là dòng chiến đấu cơ hiện đại nhất của nước này, thuộc thế hệ thứ 5 và có khả năng tàng hình. Vì thế, đây là dòng chiến đấu cơ được Trung Quốc so sánh với các loại chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ hiện nay.

Theo Asia Times, nếu Trung Quốc thực sự bắt đầu tiến hành hoạt động tuần tra bằng tiêm kích J-20 ở Biển Đông thì những tiêm kích này có thể tác động nghiêm trọng đến cán cân sức mạnh không quân ở vùng biển này và Bắc Kinh có thể tiến hành các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào các căn cứ của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương.

Không một quốc gia tranh chấp nào khác ở Biển Đông sử dụng tiêm kích thế hệ thứ 5 để tuần tra ở vùng biển này. Do đó, J-20 của Trung Quốc đặt ra một thách thức đối với những lực lượng không quân ở khu vực Đông Nam Á.

Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 20/3. (Nguồn: AP)
Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 20/3. (Nguồn: AP)

Đẩy mạnh chiến thuật vùng xám

Thời gian qua, Trung Quốc cũng đã thúc đẩy quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông nhằm phục vụ chiến thuật vùng xám, toan tính tăng kiểm soát mà không cần dùng vũ lực.

Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 22/3 chia sẻ với hãng tin AP rằng Trung Quốc đã "hoàn tất quân sự hóa" ở ít nhất ba thực thể trên Biển Đông, gồm đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trung Quốc đã bố trí kho tên lửa, nhà chứa máy bay, hệ thống radar và một số cơ sở quân sự khác tại các đảo nhân tạo được bồi đắp trái phép này.

Đô đốc Aquilino cảnh báo quá trình quân sự hóa của Trung Quốc tại các thực thể trên Biển Đông sẽ "cho tiêm kích và oanh tạc cơ xuất kích", cùng với mối đe dọa từ các hệ thống tên lửa mà nước này bố trí ở đảo nhân tạo phi pháp.

Theo ông Poling, hoạt động quân sự hóa đảo nhân tạo của Trung Quốc nhằm gây áp lực lên các nước trong khu vực, đồng thời mở rộng kiểm soát mọi hoạt động trên Biển Đông. Trung Quốc đã hoàn tất bồi đắp và cải tạo trái phép một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa từ năm 2016, rồi xây dựng xong mọi cấu trúc quân sự lớn vào cuối năm sau. Quá trình triển khai các đơn vị hải quân, hải cảnh và dân quân biển của Trung Quốc đến các đảo nhân tạo được xây dựng phi pháp diễn ra vào cuối năm 2018.

Giới quan sát và tình báo Mỹ cũng ghi nhận máy bay trinh sát, tuần thám và vận tải cơ Trung Quốc hạ cánh tại các đường băng trên ba đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Chiến thuật vùng xám phục vụ mục tiêu của Trung Quốc là chiếm đoạt vùng biển của các nước khác mà không phải dùng lực lượng quân sự chính quy, nhưng đồng thời không để tình hình vượt ngưỡng thành xung đột vũ trang mất kiểm soát.

Giới chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về chiến thuật này của Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh sử dụng tàu chấp pháp và lực lượng dân quân biển để quấy nhiễu hoạt động dân sự các nước láng giềng, đơn phương "thực thi" cái mà họ gọi là "quyền chủ quyền" trên các khu vực ở Biển Đông, bất chấp quy định của luật pháp quốc tế.

Khi hoàn tất quân sự hóa ba đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc sẽ tăng đáng kể năng lực triển khai các lực lượng chấp pháp và dân quân biển để phục vụ chiến thuật này.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ngày 7/4 nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bà Hằng cảnh báo hoạt động thúc đẩy quân sự hóa trên một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn gây lo ngại cho các nước trong khu vực, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động gây gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Theo Vy Anh (Báo Quốc tế)

Dự báo giá dầu: biến động thất thườngDự báo giá dầu: biến động thất thường
Giá dầu biến động trước cuộc họp của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) về việc giải phóng dầu dự trữGiá dầu biến động trước cuộc họp của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) về việc giải phóng dầu dự trữ
Nhìn lại quá trình phân định biển giữa Việt Nam và IndonesiaNhìn lại quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Indonesia

baoquocte.vn