Bạo lực gia đình - Nguyên nhân do đâu?
Thực tế đáng báo động
Chỉ tính riêng các vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình mà Tòa án Nhân dân Tối cao đã thống kê cho thấy, từ ngày 1/7/2008 đến ngày 31/7/2018, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm khoảng 1,4 triệu vụ án ly hôn, đã giải quyết hơn 1,3 triệu vụ, đạt tỷ lệ 97,4%. Trong số 1,3 triệu vụ án ly hôn đã giải quyết, có hơn 1 triệu vụ xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình như: đánh đập, ngược đãi; vợ hoặc chồng nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc…
Các hình thức bạo lực gia đình |
Nếu dựa theo thống kê đó thì mỗi năm cả nước có đến 100.000 vụ bạo lực gia đình dẫn đến ly hôn, làm tổn hại tinh thần, sức khỏe, ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động, ước tính gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi năm.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là tính đến bạo lực giữa vợ và chồng, còn tính cả bạo lực với trẻ em thì tỷ lệ bạo lực gia đình lớn hơn nhiều. GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương dẫn chứng: Mỗi năm, tại Bệnh viện Nhi có hàng trăm trẻ em bị bạo hành rất nặng phải nhập viện cấp cứu. Nhưng đó mới chỉ là con số thống kê được do nhập viện, khai báo, còn số không khai báo, hoặc không nhập viện không thể tính đếm được.
GS.TS Lê Thanh Hải nhận định, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và đầu tiên của châu Á trở thành thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. Thế nhưng, nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam rất nghiêm trọng, mặc dù có tới 7 cơ quan thực thi pháp luật cùng nhiều quy định, văn bản pháp luật được ban hành để bảo vệ quyền trẻ em.
Đồng quan điểm, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, bạo lực với trẻ em, nhất là trẻ em gái, đang diễn ra rất phức tạp.
Phân tích tìm hiểu nguyên nhân bạo lực trong gia đình, theo các chuyên gia, với trẻ em chính là xuất phát từ quan niệm đã tồn tại bao lâu nay “Yêu cho roi vọt…”. Nhiều cha mẹ cho rằng, muốn con cái ngoan ngoãn, biết vâng lời… thì phải dùng biện pháp mạnh, dùng đòn đau từ đó giúp con… nhớ lâu.
Căn nguyên cơ bản của tình trạng bạo lực gia đình được các nhà tâm lý học, xã hội học đúc kết: Nhận thức của cộng đồng, người gây bạo lực và nạn nhân của bạo lực còn thấp, thậm chí có người còn không biết việc mình phải chịu hay gây ra có phải là bạo lực hay không. Bởi bạo lực không đơn giản chỉ là làm đau về thể xác mà còn làm tổn thương về tinh thần.
Luật còn chung chung
Theo đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sở dĩ nhận thức và nhận biết của cộng đồng về bạo lực chưa cao một phần cũng chính xuất phát từ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các hành vi bạo lực còn quá chung chung và không đầy đủ.
Ông Nguyễn Văn Thuân, Phó chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, cũng đồng tình với quan điểm này và theo ông, “phạm tội đối với vợ chồng, con cái” phải đưa vào nhóm tội “xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” và “xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân” để xử lý đối với những người có hành vi bạo hành. Ông Thuân còn nói: “Cần bổ sung vào luật các hành vi ép buộc sinh con là bạo lực gia đình”.
Dưới góc độ thực thi pháp luật, theo các chuyên gia, phải sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành luật theo hướng quy định rõ một số khái niệm và gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở, tăng mức xử phạt và hình thức xử phạt nhằm bảo đảm tính răn đe, giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình. Đồng thời, cần lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho những đối tượng có nguy cơ cao bị bạo lực gia đình chưa có nghề hoặc việc làm ổn định; nâng cao năng lực hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành theo chuyên đề hoặc các địa bàn là điểm nóng của bạo lực gia đình được nhân dân, xã hội quan tâm; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý…
Nhận thức của cộng đồng, người gây bạo lực và nạn nhân của bạo lực còn thấp, thậm chí có người còn không biết việc mình phải chịu hay gây ra có phải là bạo lực hay không. Bởi bạo lực không đơn giản chỉ là làm đau về thể xác mà còn làm tổn thương về tinh thần. |
Nguyễn Bách
Bạo lực gia đình: “Phía sau cánh cửa”... |
Sửa đổi một số mục tiêu về bình đẳng giới |
87% nạn nhân bạo lực gia đình sống trong "im lặng" |
Đưa “bạo lực gia đình” vào chương trình học |
-
FPT Long Châu đến thăm và tặng quà cho các trẻ Mái ấm Hoa Hồng
-
TP HCM thông tin vụ bạo hành trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng
-
"Chạm" - Bộ phim AI đầu tiên tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
-
Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình
-
Chồng bạo hành vợ có thể bị cấm tiếp xúc dưới 50m
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo