Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

87% nạn nhân bạo lực gia đình sống trong "im lặng"

12:23 | 08/12/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Bạo lực gia đình (BLGĐ) đối với phụ nữ và trẻ em đang là vấn đề nhức nhối tại nhiều quốc gia và xã hội. Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là nạn nhân của BLGĐ thường im lặng chịu đựng tình trạng này.

Theo số liệu được đưa ra tại lễ mít tinh “Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” diễn ra tại TP HCM ngày 7/12, do hội LHPN TP HCM tổ chức. Năm 2010, cả nước có 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời.

//cdn-petrotimes.mastercms.vn/stores/news_dataimages/dothuytrang/122013/07/17/IMG_1444.jpg

Sự im lặng khiến tình trạng BLGĐ diễn ra phổ biến và thường xuyên (ảnh minh họa)

Khoảng 50% nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng; 87 % nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công. Tổng thiệt hại về năng suất lao động do bạo lực gia đình gây ra với phụ nữ tại Việt Nam chiếm tới 1,78 % tổng sản phẩm quốc nội - GDP

Tại TP HCM, trong những năm qua, các cấp, các ngành luôn quan tâm đến công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình với nhiều hoạt động cụ thể như bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em; bổ sung và hoàn thiện các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ cho lao động nữ; kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xúc phạm nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em.

Theo bà Đinh Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM, BLGĐ là vấn nạn đang diễn ra tại nhiều gia đình ở nhiều nơi trong cả nước. Vấn nạn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân mà còn khiến tinh thần họ bị tổn thương nghiêm trọng.

Thời gian qua TP HCM đã triển khai nhiều chương trình và hoạt động nhằm giảm thiểu tình trạng BLGĐ. Đến thời điểm hiện tại, TP đang duy trì được 25 điểm mô hình phòng chống bạo hành gia đình. Nhờ vậy mà hàng năm, tỷ lệ bạo hành gia đình giảm hơn 30%.

Năm 2013, TP HCM phấn đấu giảm 40% số vụ bạo hành gia đình, giảm đáng kể so với tỷ lệ chung của cả nước. Ngăn chặn BLGĐ rất cần sự đồng lòng, chung tay của cả xã hội. Không chỉ người dân mà các cơ quan chức năng, các ban ngành cũng phải vào cuộc với các biện pháp chế tài rõ ràng và quyết liệt đối với các đối tượng có hành vi BLGĐ. Có như vậy mới xóa bỏ triệt để tình trạng này và từ đó xây dựng gia đình hạnh phúc làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội.

“ Vì sự e ngại và tâm lý cam chịu nên nhiều nạn nhân BLGĐ không tìm đến các trung tâm xã hội để nhận sự hỗ trợ và tư vấn. Đây là điều đáng lo ngại trong việc làm giảm tình trạng BLGĐ. Bởi chúng ta không tiếp cận được nguyên nhân dẫn đến hành vi này từ đó không có phương pháp giải quyết. Vì vậy, điều chúng ta cần phải làm lúc này là giúp các nạn nhân này hiểu được tầm quan trọng của tìm đến các trung tâm và dịch vụ hỗ trợ từ đó giúp họ ổn định lại tinh thần cũng như thoát khỏi BLGĐ”- bà Mai chia sẻ.

 

 

Thùy Trang