Bản tin năng lượng xanh: Thế giới chưa sẵn sàng chuyển đổi năng lượng hoặc phải chuyển đổi vì tài nguyên hạn chế
Vào cuối năm 2021, các chuyên gia từ Deloitte và Reuters Events đã thăm dò ý kiến của 2.800 doanh nhân trên thế giới để tìm hiểu thái độ của họ đối với quá trình chuyển đổi năng lượng và sự sẵn sàng của các công ty trong việc giảm lượng khí thải CO2. Đại diện của các công ty công nghiệp, bao gồm cả lãnh đạo cao nhất, cũng như các nhà phân tích và tư vấn khí hậu đã tham gia của cuộc khảo sát trên. Trang tin Vedomosti, Nga mới đây đã có bài viết liên quan đến tình hình chuyển đổi năng lượng của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu.
Giới chuyên gia đánh giá, ngày càng có nhiều công ty tuân thủ chính sách khử cacbon trong năm 2022. Sự đồng thuận ngày càng tăng của giới khoa học về thực trạng ấm lên toàn cầu, cùng với những dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu đã thúc đẩy hành động giảm phát thải. Trong năm 2021, hàng trăm công ty đã cam kết không phát thải ròng carbon, trong đó có nhiều công ty đặt mục tiêu hoàn thành cam kết vào năm 2040, trước một thập kỷ so với thỏa thuận khí hậu Paris.
Gần 65% số doanh nghiệp được điều tra cho biết, các công ty của họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình chuyển đổi năng lượng và không phát thải. Một phát hiện khác đáng lo ngại hơn là 1/3 số doanh nghiệp được hỏi cho biết, họ chưa sẵn sàng đưa ra những cam kết như vậy.
Cơ sở tài nguyên hạn chế buộc Ecopetrol phải đa dạng hóa
Ecopetrol có chương trình chuyển đổi tham vọng nhất trong số các NOC ở khu vực Mỹ Latinh. Một phần do nguồn lực của hãng bị hạn chế. Những thay đổi về quy định và cấp phép gần 20 năm trước đã làm hồi sinh hoạt động đầu tư và sản xuất dầu mỏ ở Colombia. Quốc gia này đã thành công trong việc tăng sản lượng của mình. Các điều khoản tài khóa thuận lợi tiếp tục thu hút đầu tư, bao gồm cả hoạt động thăm dò dầu khí ở nước ngoài. Tuy nhiên, sản lượng dầu thô của Colombia đã giảm từ gần 900.000 bpd vào cuối năm 2019 xuống còn 750.000 bpd vào thời điểm hiện tại.
Ecopetrol cũng ghi nhận gia tăng trữ lượng đã được chứng minh và kỳ vọng vào việc nâng cao sản lượng trong suốt thập kỷ này. Điều này phụ thuộc vào kết quả thăm dò ngoài khơi và trên bờ, cũng như làn sóng phản đối công nghệ nứt vỡ thủy lực (hydraulic fracturing) ở Colombia có thể gây ra áp lực cho Ecopetrol và những công ty trong ngành phát triển các nguồn tài nguyên phi truyền thống. Một thách thức khác đối với Ecopetrol là nguồn tài nguyên dầu nặng của mình. Các công ty dầu khí đề cao tiêu chí ESG ít có khả năng hợp tác với Ecopetrol để phát triển các nguồn tài nguyên phát thải nhiều carbon, thậm chí có khả năng bán bớt các tài sản đang sản xuất.
Viễn Đông
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới