Bản tin năng lượng xanh: điện hạt nhân có phải là năng lượng sạch hay không; triển vọng nào cho thị trường hydro
Ước tính trong giai đoạn 2022-2023, tổng mức đầu tư sẽ đạt 91 tỷ USD với 52 lò phản ứng tổng công suất 54 GW, chủ yếu tập trung tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm năm 2022 – 45 tỷ USD, năm 2023 – 46 tỷ USD, tăng 2 tỷ USD so với 2020. Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt điện hạt nhân đạt 400GW, chiếm 10% sản lượng điện toàn cầu, châu Âu sở hữu 170 lò phản ứng đang hoạt động (riêng Pháp – 58 lò), châu Á - 140 lò, Bắc Mỹ - 112 lò.
Nhiều lò phản ứng tại châu Âu, Mỹ đều có tuổi thọ trên 40 năm – gần hết chu kỳ hoạt động. Khác với châu Âu, Mỹ đã đưa lĩnh vực điện hạt nhân vào danh sách các nguồn năng lượng phi phát thải khí hiệu ứng nhà kính cùng thủy điện, điện gió và mặt trời như công cụ đạt mục tiêu trung hòa phát thải vào năm 2050, đồng thời cho phép hưởng ưu đãi thuế theo chương trình dự luật phát triển cơ sở hạ tầng của Tổng thống J. Biden. Ngoài Trung Quốc, KSA vừa công bố kế hoạch phát triển lĩnh vực điện hạt nhân đầy tham vọng trị giá 100 tỷ USD đến năm 2040, bao gồm xây mới 16 lò phản ứng tổng công suất 17,6 GW, gia nhập thị trường xuất khẩu uranium và cung ứng hydro sản xuất từ nguồn điện nguyên tử. Bước đầu, KSA dự định mời 5 nhà thầu nổi tiếng gồm Rosatom, Westinghouse Electric, Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc, Kepco và EDF, xây mới 2 lò phản ứng công suất 3,2GW.
Năng lượng Hydro. Công ty nghiên cứu Rethink Energy (Mỹ) mới đây đã công bố báo cáo triển vọng thị trường hydro. Theo báo cáo, tổng đầu tư lũy kế toàn cầu vào nền kinh tế hydro sẽ đạt 10.000 tỷ USD đến năm 2050. Điều này sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế lớn và giảm đáng kể chi phí vốn và chi phí sản xuất hydro. Mức tiêu thụ hydro toàn cầu hàng năm sẽ tăng gấp 10 lần, đạt 771 triệu tấn vào năm 2050, giúp giảm 25% lượng khí thải carbon trong ngành năng lượng. Bên cạnh đó, trong vòng 2 năm tới, hydro tái tạo (được sản xuất bằng phương pháp điện phân sử dụng NLTT) sẽ rẻ hơn hydro “xám” ở một số thị trường vào năm 2024 và trên phạm vi toàn cầu vào năm 2026. Giá thành của hydro “xanh” cũng sẽ giảm từ 3,7 USD/kg hiện nay xuống chỉ còn hơn 1 USD/kg vào năm 2035 và còn khoảng 0,75 USD/kg vào năm 2050. Đến năm 2030, tổng công suất điện phân toàn cầu sẽ đạt trên 100 GW, đủ để đáp ứng các mục tiêu hiện có của các chính phủ và doanh nghiệp. Chi phí vốn của các thiết bị điện phân sẽ giảm hơn 85%, từ 1.400 USD/KW xuống còn 340 USD/KW. Báo cáo của Rethink Energy cũng đưa ra dự báo đến năm 2050, hydro sẽ cung cấp năng lượng cho 95% xe hạng nặng, 22% xe thương mại hạng nhẹ và 2,4% xe du lịch, trong khi nhiên liệu amoniac “xanh” sẽ cung cấp nhiên liệu cho 74% số tàu biển trên thế giới.
Viễn Đông
-
Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân
-
Điện gió tăng trưởng chậm "kìm hãm" mục tiêu năng lượng toàn cầu?
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
Bản tin Năng lượng xanh: Lộ trình của Châu Phi hướng tới một hệ thống năng lượng lớn hơn và xanh hơn
-
Canada công bố nguyên tắc phân loại dự án năng lượng xanh
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga