Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bản tin năng lượng xanh: Châu Âu xem xét lại chính sách chuyển đổi năng lượng trong bối cảnh thiếu nguồn cung từ Nga

14:00 | 04/03/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nỗ lực từ bỏ nguồn cung than đá từ Nga sẽ dẫn đến cú sốc về giá trên thị trường than thế giới và làm khan hiếm loại nhiên liệu này ở thị trường châu Âu.
Bản tin năng lượng xanh: Châu Âu xem xét lại chính sách chuyển đổi năng lượng trong bối cảnh thiếu nguồn cung từ Nga

Nhờ quá trình khử carbon và loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu than, sản lượng điện than ở châu Âu chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 14%. Tuy nhiên, các chuyên gia của Wood Mackenzie cho rằng, nhiên liệu than đá sẽ không thể bù đắp cho việc sụt giảm nguồn cung khí đốt Nga cho thị trường châu Âu. Ngoài ra, giá than đá cũng đã tăng lên mức kỷ lục do giá khí đốt thiên nhiên cao trong một thời gian dài, khiến các nhà sản xuất điện trên thế giới bắt đầu sử dụng lại than đá như một giải pháp thay thế.

Nỗ lực từ bỏ nguồn cung than đá từ Nga sẽ dẫn đến cú sốc về giá trên thị trường than thế giới và làm khan hiếm loại nhiên liệu này ở thị trường châu Âu. Nguồn than từ Nga chiếm khoảng 30% sản lượng than cốc toàn cầu và chiếm hơn 60% sản lượng than nhập khẩu của EU. Hơn nữa, các chuyên gia của Wood Mackenzie đánh giá, chất lượng than của Nga rất cao nên người tiêu dùng châu Âu sẽ rất khó khăn để tìm những nguồn cung khác thay thế.

Chính phủ Đức có thể xem lại chính sách dịch chuyển năng lượng trong bối cảnh cô lập kinh tế LB Nga – thay đổi chiến lược, bao gồm cả gia hạn hoạt động các nhà máy điện hạt nhân (đã có kế hoạch đóng cửa toàn bộ vào cuối năm 2022) và cấp tốc xây mới cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG ngoài việc tăng sản lượng điện NLTT. Ngoài ra, nhiệt điện than cũng sẽ gia tăng vai trò. Đến cuối năm 2021, tại Đức chỉ còn lại 3 trong tổng số 17 nhà máy điện hạt nhân hoạt động với công suất 4,2 GW. Theo kế hoạch, những nhà máy này sử dụng nốt nhiên liệu và đóng cửa vào cuối năm nay. Tuy nhiên, nếu Cơ quan quản lý mạng lưới quốc gia cho rằng việc gia hạn là cần thiết đảm bảo an ninh năng lượng, cần thực hiện công tác bảo dưỡng, nâng cấp và đặt mua nhiên liệu hạt nhân khẩn cấp.

Thủ tướng Italia Mario Draghi mới đây cho biết, nước này sẽ tăng sản lượng khí đốt trong nước và có thể mở lại các nhà máy nhiệt điện than để đảm bảo an ninh năng lượng. Sự bất ổn do xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung và giá khí đốt ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức và Italia (hai quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn cung khí đốt từ Nga). Ông Draghi nhấn mạnh, các lệnh trừng phạt buộc Italia phải xem xét cẩn thận tác động của chúng đối với nền kinh tế. Lĩnh vực năng lượng của Italia đã phải hứng chịu sự tăng giá khí đốt trong những tháng gần đây. Hiện 45% lượng khí đốt của nước này được nhập khẩu từ Nga. Việc mở cửa trở lại các nhà máy điện than có thể được sử dụng để lấp đầy sự thiếu hụt năng lượng trong tương lai gần. Ngoài Italia, chính quyền Đức đang đánh giá tính khả thi của việc kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Theo quy định của luật pháp nước này, Đức phải đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng trước cuối năm 2022.

Viễn Đông