Bài kết: Làm gì để giảm thiểu TNGT trên cao tốc đường bộ?
PGS.TS Nguyễn Quang Toản - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Đường bộ, Trường ĐH Giao thông vận tải. Ảnh Tuoitre |
Chuyên gia hiến kế
Thống kê của Bộ Công an, năm 2023 tai nạn trên cao tốc chiếm 1,16% tổng số vụ và đợt Tết Giáp Thìn 2024 chiếm khoảng 0,35%.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Toản - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Đường bộ, Trường ĐH Giao thông vận tải cho rằng nhiều tài xế ở Việt Nam khi chạy trên cao tốc thường bám sát dải phân cách giữa với tốc độ chậm. Điều này buộc xe sau muốn vượt thì phải vượt sang làn bên phải - như xậy là không đúng. Chạy chậm trên làn dành cho xe chạy tốc độ cao còn rất dễ bị xe phía sau đâm vào.
Để hạn chế tình huống này, cao tốc 2 làn có thể tổ chức giao thông theo cách thức bắt buộc xe đi chậm phía trước nhường cho xe vượt bên trái tại điểm vượt xe. Hoặc cho xe phía trước né sang bên phía lề đường (hiện đang là làn dừng khẩn cấp) để xe sau vượt từ bên trái.
Tuy nhiên, giải pháp trên cũng chỉ đáp ứng được trên đường thông thoáng, ít xe. Nếu đường đông, xe trước lách sang để nhường cho xe sau vượt trái rồi nhưng bị ùn không trở lại được làn đường chính thì tài xế cũng không nhường xe sau vượt. Những đường cao tốc 2 làn chỉ nên làm ở những đoạn đường ít xe. Nếu có 500 - 600 xe/giờ/làn thì không thể khai thác tốc độ cao được khi khoảng cách bình quân giữa hai xe còn cách nhau 6 giây.
Cũng theo PSG.TS Nguyễn Quang Toản Luật Giao thông đường bộ là bộ luật được tuyên truyền thường xuyên liên tục, nhiều người bị xử phạt nhưng thực tế trên đường vẫn có nhiều người bất chấp, cố tình phạm lỗi. Vì thế cần phải có chế tài nặng, thậm chí là phạt mức rất cao để người ta thay đổi hành vi. Đồng thời cần tăng cường tuyên truyền, thực thi pháp luật nghiêm minh để dần dần đi vào nề nếp. Mọi vi phạm giao thông cần phải xử phạt nghiêm, liên tục, không có vùng cấm như xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Bên cạnh đó hiện có tình trạng tài xế nghiệp dư nghĩ rằng mình có thâm niên cầm lái cao, "kinh nghiệm đầy mình". Tuy nhiên họ không nhận ra rằng mình chủ yếu chạy đường đô thị tốc độ thấp, suy nghĩ và phản xạ trong 3-5 giây không có tác dụng với đường cao tốc. Với tài xế, cần tuân thủ kỷ luật giao thông nghiêm túc, chỉ cần một tài xế xử lý sai thì dễ gây tai nạn dây chuyền.
Ý thức giao thông phải là số 1 cho mọi vấn đề. |
Ý thức, ý thức và…ý thức
Là người rất tâm huyết với vấn đề ATGT, chuyên gia Vi Đức Thọ chia sẻ với PetroTimes: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông trên cao tốc, trong đó có hạ tầng giao thông, ý thức, kỹ năng tham gia giao thông và chất lượng phương tiện là những yếu tố chính.
Cốt lõi của đường cao tốc là các phương tiện di chuyển với tốc độ cao nên các tuyến đường phải tuyệt đối đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật. Việc đường cao tốc mà chỉ có 2 làn xe lưu thông được đánh giá là chưa đảm bảo kỹ thuật vì rất nguy hiểm cho người và phương tiện đang lưu thông. Theo ông Thọ, khi xây dựng cao tốc, không nên chạy theo tiến độ và thành tích mà phải đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật mới đưa đường cao tốc vào vận hành.
Còn theo ông Nguyễn Anh Ngọc, một blogger có tiếng và cũng là người có kinh nghiệm “xê xịch" trên nhiều tuyến đường cao tốc ở Việt Nam và quốc tế khẳng định. Khi bạn tham gia giao thông ở bất cứ tuyến cao tốc nào là bạn đã chấp nhận các điều kiện đường để đi trên đó và điều tiên quyết chính là bạn phải tuân thủ luật giao thông cũng như tuân theo các biển báo của đường. Đường có đẹp đến mấy mà cứ tạt đầu kiểu đó thì tai nạn là không tránh khỏi. Ý thức giao thông phải là số 1 cho mọi vấn đề.
Đồng quan điểm, kỹ sư Lê Đình Tuyến - Chuyên gia về An toàn lao động và PCCC cho rằng khi lưu thông trên cao tốc với tốc độ cao, lái xe phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, nắm rõ kiến thức, kỹ năng lái xe, sức khỏe, tình trạng phương tiện tốt và chủ động thu thập thông tin chuyến đi, xác định điểm dừng, nút giao ra khỏi cao tốc…
Theo kỹ sư Lê Đình Tuyến, lái xe luôn luôn phải thắt dây an toàn bất cứ khi nào lên xe và tạo thói quen đó cho tất cả mọi người trên xe. |
Tiếp đến, lái xe cần chấp hành nghiêm các quy tắc giao thông về giữ khoảng cách, tuân thủ tốc độ, chuyển làn, chuyển hướng, thắt dây an toàn, không sử dụng điện thoại, sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em và trau dồi kinh nghiệm lái xe trên cao tốc, ban đêm, trời mưa, đường đèo dốc…
Bên cạnh đó, lái xe luôn phải tập trung, chủ động giảm tốc, duy trì ở mức hợp lý kể cả khi có thể đi nhanh hơn, vì tốc độ giới hạn không có nghĩa là khuyến khích người lái điều khiển xe hướng tới mức tối đa. Các chuyên gia an toàn giao thông thường khuyến cáo đi thấp hơn tốc độ giới hạn (tùy theo điều kiện cụ thể).
"Lái xe luôn luôn phải thắt dây an toàn bất cứ khi nào lên xe và tạo thói quen đó cho tất cả mọi người trên xe. Theo thống kê, dây an toàn có thể giảm tới 45% chấn thương nghiêm trọng và giảm tới 75% rủi ro tử vong" - chuyên gia này nhấn mạnh.
Minh Khang
-
Hà Nội: Tăng cường xử lý, tuyên truyền về an toàn giao thông tới học sinh
-
CSGT Hà Nội mạnh tay xử lý "hung thần xa lộ"
-
Cao tốc TP HCM - Mộc Bài: Doanh nghiệp muốn làm phải có vốn chủ sở hữu 1.491 tỷ đồng
-
TP HCM khởi công đoạn đường giảm tải cho cửa ngõ phía Đông
-
Tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc
-
Quảng Nam: Các hồ thủy điện theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lớn để chủ động điều tiết nước
-
Thú sưu tầm đồ bằng bạc lên ngôi
-
Hơn 5.000 vé máy bay, ô tô hỗ trợ người khó khăn về quê ăn Tết
-
Quảng Nam: Một huyện ban bố dịch bệnh dại
-
Chuyển biến tích cực trong công tác chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại TP Hải Phòng